Bảo vệ di sản theo cách châu Âu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Di sản quốc gia và di sản thế giới được xem là những kho báu nhân loại. Cách các nước châu Âu bảo vệ di sản đáng làm bài học quý cho Việt Nam.

 

Trong chuyến công tác mới đây tại một số quốc gia châu Âu (Đức, Pháp, Hungary, CH Czech, Áo) chúng tôi đã có dịp tham khảo nhiều bài học thành công trong việc bảo vệ và khai thác di sản. Nói theo nhận định của ông Trần Văn Lai, Phó Chủ tịch HĐQT Trung tâm Thương mại SaPa - CH Czech: "Họ bảo vệ di sản rất nghiêm ngặt và biến những di sản đó thành mỏ vàng trong khai thác du lịch".

Đề cao vai trò giới trẻ

Nước Áo luôn nhận thức được tầm quan trọng của các di sản trên đất nước mình nên họ không ngừng nỗ lực bảo vệ, nâng cao giá trị di sản. Lưu Minh Khánh, sinh viên Đại học Âm nhạc và Nghệ thuật biểu diễn Vienna (MDW), cho biết: "Chính phủ Áo thường xuyên tổ chức các cuộc thi "Sáng kiến xây dựng thương hiệu". Toàn thành Vienna có khoảng 300 nhà hát kịch và phòng hòa nhạc được phân bố khắp nơi. Trong đó, nổi tiếng nhất là Nhà hát Opera quốc gia Áo, được tôn làm "Trung tâm ca kịch của thế giới". Đây là công trình kiến trúc hùng vĩ mang phong cách La Mã. Vì thế, mỗi năm đều có những sáng kiến nhằm bảo vệ di sản thông qua quảng bá du lịch. Các cuộc thi dành cho giới trẻ: vẽ khẩu hiệu trên áo, trên nón; sáng chế quà lưu niệm có hình ảnh biểu tượng di sản; biểu ngữ in trên xe buýt; tranh cổ động; ca khúc; giai điệu hòa tấu cộng đồng… Từ đó, mỗi sinh viên ý thức trách nhiệm cùng chung tay bảo vệ di sản".


 

 Phóng viên Thanh Hiệp tại Nhà hát Opera quốc gia Áo Ảnh: Nguyễn Nam Hòa
Phóng viên Thanh Hiệp tại Nhà hát Opera quốc gia Áo Ảnh: Nguyễn Nam Hòa



Tại Đức, mỗi di sản đều được Chính phủ xác định là tài sản, báu vật của quốc gia và địa phương. Toàn nước Đức có 16 tiểu bang, thành phố Munich miền Nam nước Đức được xem là nơi sản xuất bia lớn nhất thế giới, tháng 9 hằng năm lễ hội bia ở đây thu hút hàng triệu du khách khắp nơi đổ về. "Sáng kiến xây dựng thương hiệu" cho mỗi lễ hội hằng năm cũng được chính quyền tổ chức để sinh viên các trường đại học tham gia. Họ rất nỗ lực nâng cao vị thế và hình ảnh của bia thông qua văn hóa ẩm thực và du lịch. Ông Claus Schenk Graf, Giám đốc Nhạc viện Munich, cho biết: "Tính đến hết năm 2017, Đức có tổng cộng 42 di sản thế giới, trong đó có 39 di sản văn hóa và 3 di sản thiên nhiên. Các cuộc thi sáng kiến quảng bá du lịch văn hóa gắn với sản phẩm và biểu diễn nghệ thuật nhằm quảng bá di sản đều phải dựa vào 42 di sản này. Chính phủ Đức luôn tổ chức định kỳ các sự kiện ở từng địa phương nhằm xúc tiến chương trình nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội, tạo điều kiện cho toàn dân, nhất là giới trẻ hiểu về giá trị di sản của đất nước mình". Ông Nguyễn Nam Hòa - CLB Sân khấu Munich, cho biết: "Sinh viên của Đức rất am hiểu về di sản và chung tay bảo vệ di sản cũng từ những sáng kiến do chính người trẻ nghĩ ra, cập nhật để làm giàu mạnh hơn những di sản văn hóa của nước Đức".

Tại CH Czech, chính quyền địa phương luôn tổ chức các cuộc thi sáng tác, thi viết phóng sự các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn di sản... Cùng các cuộc thi này, nhiều hoạt động thực tế cũng được triển khai tại các trường đại học, như: Xây dựng giáo trình giảng dạy, đào tạo bảo vệ di sản; giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của di sản vật thể và phi vật thể của quốc gia.

Bảo tồn nghiêm túc và có chiến lược

Các nước châu Âu đều coi việc bảo tồn di sản hết sức nghiêm túc và có chiến lược cụ thể. Họ dồn ngân sách lớn cho công việc này.

Ông Firmin Richard - Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Budapest - Hungary, chia sẻ: "Chính quá trình vận động du lịch ồ ạt thiếu kiểm soát đang gieo rắc những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa. Vì vậy, vấn đề đặt ra là đòi hỏi hành động và có những biện pháp kiểm soát. Cụ thể, xử lý nghiêm những vi phạm làm ảnh hưởng đến di sản. Cần thời hạn đóng cửa để trùng tu di sản".

Bảo tàng quốc gia CH Czech, mới mở cửa lại sau 4 năm trùng tu. Họ bảo tồn và không khai thác tận lực. Ông Armand Moncharmin, Nhà hát Kịch nghệ sân khấu Praha (CH Czech), cho rằng: "Ở Việt Nam, việc phát triển du lịch cần phải gắn trách nhiệm với văn hóa cộng đồng. Tôi thấy các bạn bỏ phí di sản của mình khi chưa tôn trọng tính đa dạng văn hóa, đề cao vai trò văn hóa bản địa, để du khách thích thú khám phá. Thiếu sự tương tác, khiến du khách đến Việt Nam chỉ "cưỡi ngựa xem hoa", họ không quảng bá vì chán".


 

Du khách được hướng dẫn viên giới thiệu về sự hình thành và phát triển của Nhà hát Opera quốc gia Áo
Du khách được hướng dẫn viên giới thiệu về sự hình thành và phát triển của Nhà hát Opera quốc gia Áo



Bà Lucy Stone, Trung tâm Âm nhạc và Nghệ thuật Paris, đề xuất: "Phải xây dựng hệ thống dữ liệu số hóa về di sản. Ngày nay, ứng dụng công nghệ 4.0 đã toàn cầu hóa, nên trong quản lý khai thác di sản văn hóa và phát triển du lịch di sản rất cần tăng cường đào tạo kỹ năng thuyết minh và ứng dụng thuyết minh tự động. Du khách Pháp đến Việt Nam nhận xét cách giới thiệu di sản của các hướng dẫn viên Việt Nam quá đơn điệu. Họ không gắn các di sản đó vào cảm nhận của bản thân. Trong khi ở đất nước chúng tôi, mỗi di sản đều gắn với tuổi thơ, vì thế dễ làm thăng hoa giá trị cho di sản trong hoạt động hướng dẫn du lịch và phát triển sản phẩm du lịch".

Thực tế minh chứng di sản văn hóa tạo sức hấp dẫn vô cùng cho điểm đến du lịch. Di sản văn hóa là động cơ thôi thúc các chuyến đi và là môi trường tương tác, trải nghiệm đáng giá cho du khách. Nếu Việt Nam không xem di sản văn hóa là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam thì xem như có vốn mà không sinh lợi để làm giàu đất nước.


 


Thờ ơ với di sản là tội ác

Theo các nhà chuyên môn bảo vệ di sản ở châu Âu, thờ ơ với di sản là tội ác. Chính vì thế, họ định hướng hoạt động du lịch và các hoạt động dân sinh trong lòng di sản một cách vững chắc; quy định chi tiết về quy tắc ứng xử với di sản mà mỗi công dân phải nắm rõ; ban hành văn bản kiểm soát nghiêm ngặt tác động về sức chứa, loại hình hoạt động và cân bằng nhịp sống của hệ sinh thái tại di sản. Với di sản phi vật thể, nhiều nước ở châu Âu khuyến khích cộng đồng địa phương chủ động cùng tham gia quản lý, hiến kế để dàn dựng, biểu diễn, gắn với lợi ích của cộng đồng địa phương.


 Thanh Hiệp (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.
Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.