Vụ Đông Xuân 2013-2014: Năng suất các loại cây trồng tăng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, kết thúc vụ Đông Xuân 2013-2014, toàn tỉnh đã gieo trồng được 62.516 ha cây trồng các loại, đạt 103% kế hoạch. Tập trung chủ yếu là lúa nước 26.329,5 ha (tăng 657,4 ha), bắp 4.130,2 ha; mì trồng mới 4.900 ha (tăng 611 ha)…
 

Ảnh: Nguyễn Hồng
Ảnh: Nguyễn Hồng

Đến thời điểm này, nông dân các địa phương đã thu hoạch được trên 31.835 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2013-2014, đạt trên 50% diện tích gieo trồng. Qua thu hoạch thực tế, hầu hết năng suất cây trồng đều tăng so với vụ Đông Xuân trước. Trong đó, năng suất lúa nước ước đạt 57,6 tạ/ha, tăng 3,6 tạ/ha; bắp ước đạt 37,6 tạ/ha, tăng 3,1 tạ; đậu các loại 7,5 tạ/ha… Tổng sản lượng lương thực ước đạt 167.201 tấn, đạt 96% kế hoạch và tăng 15,476 tấn.

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh, vụ Đông Xuân năm nay, thời tiết một số vùng không được thuận lợi. Đầu vụ nhiệt độ xuống thấp, lạnh kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng phát triển cây trồng. Bên cạnh đó, thị xã An Khê còn bị hạn cục bộ gây thiệt hại 613,7 ha. Khó khăn là vậy, song nông dân các địa phương vẫn hoàn thành kế hoạch gieo trồng được giao.

Có được kết quả trên là nhờ công tác chuẩn bị giống, vật tư sản xuất, lịch thời vụ… được các địa phương chủ động từ sớm. Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, ngay từ đầu vụ những cánh đồng có nguy cơ xuất hiện rầy nâu gây hại trên địa bàn huyện Phú Thiện, Ia Pa được Chi cục Bảo vệ Thực vật đưa ra các giải pháp phòng trừ hữu hiệu. Nhờ đó, không để xảy ra dịch hại như những vụ sản xuất trước. Các đối tượng sâu bệnh khác gây hại cục bộ, rải rác được cơ quan chuyên môn hướng dẫn phòng trừ kịp thời không ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng các loại cây trồng. Trên cây lúa, nông dân đưa các mô hình ICM, IPM vào sản xuất đại trà. Cơ cấu giống được chọn lựa phù hợp với từng vùng, chân đất… hạn chế thiệt hại về hạn cuối vụ. Đặc biệt, sự chủ động và điều tiết nước tưới kịp thời về những địa phương thường xuyên bị hạn như Chư Pưh, Chư Prông… được đơn vị quản lý khai thác sử dụng phương án điều tiết hợp lý.
 

Ảnh: Nguyễn Hồng
Ảnh: Nguyễn Hồng

Trao đổi với P.V, ông Lê Văn Lịnh-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Hiện nay, nông dân các địa phương đang tập trung thu hoạch các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2013-2014. Năng suất nhiều loại cây trồng trong vụ này đều tăng cao so với những vụ sản xuất trước. Đây là tín hiệu vui cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, đầu ra một số mặt hàng nông sản ổn định, giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Điều mừng nhất là nông dân đã biết chủ động trong việc xuống giống, ứng phó với diễn biến của thời tiết…        

Nguyễn Hồng

Có thể bạn quan tâm

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

(GLO)- Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh và UBND xã Nghĩa Hòa tổ chức tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn xã với sự tham gia của các hợp tác xã và 25 hộ trồng chanh dây trên địa bàn.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.