Vitamin B6 giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo một nghiên cứu mới, vitamin B6 đóng vai trò tiềm tàng giúp ngăn chặn hội chứng "cơn bão cytokine" ở những bệnh nhân mắc bệnh COVID-19.

Nguồn: Getty images
Nguồn: Getty images
Theo một nghiên cứu đăng tải mới đây trên Frontiers in Nutrition, vitamin B6 đóng vai trò tiềm tàng giúp ngăn chặn hội chứng "cơn bão cytokine" ở những bệnh nhân mắc COVID-19.
Nghiên cứu nhắc lại rằng virus SARS-CoV-2 và virus cúm là một trong những virus có thể gây tổn thương phổi nghiêm trọng và gây tử vong do hội chứng suy hô hấp cấp tính trên toàn thế giới.
Nhiễm virus gây ra một "cơn bão cytokine," hệ miễn dịch bị kích thích quá mức, các cytokine có hoạt tính sinh học mạnh xuất hiện với tải lượng lớn trong máu dẫn đến viêm tế bào nội mô mao mạch phổi, thâm nhập bạch cầu trung tính và làm tăng kích ứng ôxy hóa.
Trong phát hiện mới nhất, các nhà khoa học nhận thấy vitamin B6 có khả năng làm giảm nguy cơ "bão cytokine" bằng cách cải thiện chức năng miễn dịch và giảm viêm
Một mặt, vitamin này giúp chống lại các vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch (CVD), bằng cách làm giảm cơ chế gây viêm, giảm kích ứng carbonyl và kích ứng ôxy hóa.
Mặt khác, thiếu vitamin B6 sẽ khiến hệ miễn dịch kém, từ đó làm gia tăng nguy cơ nhiễm virus, cũng như tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Phó giáo sư Thanutchaporn Kumrungsee tại Trường Integrated Sciences for Life thuộc Đại học Hiroshima (Nhật Bản), cho biết ngoài việc rửa tay, thực phẩm và nguồn dinh dưỡng là một trong những "tấm khiên phòng thủ" đầu tiên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc COVID-19.
Bà nhấn mạnh: "Thực phẩm là liều thuốc đầu tiên của chúng ta và nhà bếp là hiệu thuốc đầu tiên của chúng ta."
Theo bà Kumrungsee, gần đây, nhiều nhà khoa học đã công bố các tài liệu liên quan vai trò của chế độ ăn uống và các chất dinh dưỡng trong việc phòng ngừa COVID-19. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu chú ý đến vai trò quan trọng của vitamin B6. Trong khi đó, tác hại chính do virus gây bệnh đường hô hấp, như virus SARS-CoV-2, gây ra thường liên quan đến tình trạng viêm và tổn thương phổi.
Bà Kumrungsee cho biết thêm rằng mức độ của các "cơn bão cytokine" và tình trạng huyết khối (cục máu đông) tỷ lệ thuận với mức độ bệnh của người mắc COVID-19. Các "cơn bão cytokine" hoặc tình trạng viêm nghiêm trọng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức và tấn công các tế bào khỏe mạnh. Huyết khối ở bệnh nhân COVID-19 gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan như gan, tim, thận và phổi.
Trích dẫn việc bổ sung chất chống ôxy hóa như N-acetylcysteine và carnosine đã được chứng minh là cải thiện tình trạng tổn thương phổi, bà Kumrungsee cùng các cộng sự nhấn mạnh rằng uống vitamin B6 có thể có tác dụng tương tự như vậy khi dựa trên cơ chế chống ôxy hóa và chống viêm nhằm ngăn ngừa virus SARS-CoV-2.
Công dụng của vitamin C, D và các khoáng chất như magie, kẽm đối với hệ thống miễn dịch từ lâu đã được giới khoa học phân tích, song trước nghiên cứu nói trên, hầu như không có nghiên cứu chuyên sâu nào về vitamin B6. Đây là một chất dinh dưỡng thiết yếu và thuộc nhóm vitamin B hòa tan trong nước, đồng nghĩa rằng B6 không được lưu trữ trong cơ thể. Do đó, việc bổ sung dưỡng chất này đến từ nguồn thực phẩm chúng ta tiêu thụ hằng ngày và thực phẩm chức năng.
Vitamin B6 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như thịt bò, cá, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, đậu xanh, đậu nành, khoai lang, các loại hạt và sữa.
Minh Tâm (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.