'Virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm qua nói chuyện hoặc hơi thở'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiến sỹ Fineberg chỉ rõ những nghiên cứu hiện tại cho thấy, chủng virus corona mới này có thể lây lan qua khí dung giao sinh học (bioaerosol) được tạo ra từ hơi thở của người bệnh.

 

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga. (Ảnh: THX/TTXVN)
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga. (Ảnh: THX/TTXVN)



 Theo phóng viên TTXVN tại Washington, một hội đồng khoa học có uy tín của Mỹ ngày 2/4 đã thông báo với Nhà Trắng rằng nghiên cứu của họ cho thấy, virus SARS-CoV2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể lây lan không chỉ khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, mà ngay cả khi họ nói chuyện và thậm chí là thở.

Trong bức thư gửi Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ tại Nhà Trắng, tiến sỹ Harvey Fineberg - Chủ tịch Ủy ban Thường trực về Các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia - cho biết, trong khi những nghiên cứu cụ thể về virus SARS-CoV-2 còn hạn chế, thì kết quả của các nghiên cứu hiện nay phù hợp với khả năng loại virus này có thể phát tán qua hơi thở bình thường.

Về khả năng virus SARS-CoV2 lây lan qua việc nói chuyện, tiến sỹ Fineberg chỉ rõ những nghiên cứu hiện tại cho thấy, chủng virus corona mới này có thể lây lan qua khí dung giao sinh học (bioaerosol) được tạo ra từ hơi thở của người bệnh.

Ông Fineberg cũng trích dẫn nghiên cứu tại một bệnh viện ở Trung Quốc cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lơ lửng trong không khí khi các bác sỹ và y tá tháo đồ bảo hộ, hay khi các nhân viên lau sàn hoặc di chuyển xung quanh.

Tuy nhiên, thời gian tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong không khí phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm số lượng virus mà một người nhiễm bệnh phát ra khi thở hoặc nói chuyện, và cả lượng virus lưu thông trong không khí.

Tuy nhiên, tiến sỹ Fineberg khẳng định virus SARS-CoV-2 không lây nhiễm như bệnh sởi hoặc bệnh lao.

Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng, virus SARS-CoV-2 có thể lây từ người sang người ở khoảng cách 2 mét thông qua các giọt hô hấp bắn ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.

Trong một diễn biến liên quan, kênh truyền hình Fox News ngày 2/4 dẫn một báo cáo mới của CDC nhận định, những người nhiễm SARS-CoV-2 có thể lây lan virus cho người khác từ 1-3 ngày trước khi có các triệu chứng mắc bệnh như sốt, ho hoặc thở gấp.

Phát hiện này nhấn mạnh hơn nữa cách thức lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 và lý do tại sao các biện pháp kiềm chế dịch bệnh có thể là rất khó khăn.

Theo Đặng Huyền- Đoàn Hùng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.