VinaPhone thử nghiệm thành công 5G, sẵn sàng thương mại hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
VinaPhone là nhà mạng thứ 3 tại Việt Nam tuyên bố chính thức thử nghiệm thành công 5G và sẵn sàng cho việc thương mại hoá.
Tốc độ thử nghiệm mạng 5G của VinaPhone nhanh gấp 10 lần so với mạng 4G và có độ trễ lý tưởng gần như bằng 0. (Ảnh: VNPT)
Tốc độ thử nghiệm mạng 5G của VinaPhone nhanh gấp 10 lần so với mạng 4G và có độ trễ lý tưởng gần như bằng 0. (Ảnh: VNPT)
Tập đoàn VNPT ngày 24/4 cho biết đã chính thức thử nghiệm thành công mạng VinaPhone 5G tại 2 thành phố được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy tính đến nay, cả 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam là Viettel, MobiFone và VinaPhone đã thử nghiệm thành công 5G và sẵn sàng cho việc thương mại hoá trong tương lai gần.
Theo kết quả thử nghiệm, mạng VinaPhone 5G đạt hơn 2,2Gbps nhanh gấp 10 lần so với mạng 4G và có độ trễ gần như bằng 0.
VinaPhone 5G thử nghiệm được thực hiện tích hợp vào hệ thống mạng vô tuyến, truyền dẫn và mạng lõi hiện hữu của VinaPhone. Do vậy, ngoài việc thử nghiệm tốc độ của mạng VinaPhone 5G, VNPT còn thành công trong việc làm chủ kỹ thuật và công nghệ 5G phục vụ thương mại.
Phía VNPT cho biết đã hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị 5G hàng đầu thế giới để  kích hoạt các tính năng tiên tiến nhất, tối ưu hoá cấu trúc mạng lưới cho mạng 5G VinaPhone.
Tốc độ của mạng 5G VinaPhone đã được ứng dụng thử nghiệm trong các dịch vụ yêu cầu tốc độ dịch vụ băng rộng cao, các dịch vụ đòi hỏi độ trễ dịch vụ thấp như: Các ứng dụng tương tác thực tế ảo (AR/VR), trò chơi trực tuyến sử dụng băng thông siêu tốc độ Cloud game, video 8K…
Kết quả đo kiểm tốc độ mạng 5G. (Ảnh: VNPT)
Kết quả đo kiểm tốc độ mạng 5G. (Ảnh: VNPT)
Bên cạnh việc nghiên cứu ứng dụng tốc độ vượt trội của 5G trong các lĩnh vực giải trí, sản xuất kinh doanh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục... VNPT cũng đánh giá khả năng khai thác 5G để phục vụ nhu cầu internet của các hộ gia đình thay thế hệ thống cáp quang.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc đưa internet đến vùng sâu vùng xa, khu vực khó khăn, góp phần tạo dựng nền tảng để thực hiện chuyển đổi số đến tận thôn, xóm, làng bản ở các vùng miền.
Theo Minh Sơn (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.