Việt Nam sắp có thêm tuyến cáp quang biển quốc tế do VNPT đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tuyến cáp quang biển SJC2 do Tập đoàn VNPT tham gia đầu tư xây dựng, cập bờ Việt Nam tại Quy Nhơn, sẽ tăng cường sức mạnh truyền dẫn quốc tế của Việt Nam.
Tuyến cáp quang biển mới SJC2 sẽ kết nối Việt Nam với các quốc gia trong khu vực chấu Á - Thái Bình Dương, tăng thêm đáng kể dung lượng đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế - Ảnh: THUÝ QUỲNH
Tuyến cáp quang biển mới SJC2 sẽ kết nối Việt Nam với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng thêm đáng kể dung lượng đường truyền internet từ Việt Nam đi quốc tế - Ảnh: THUÝ QUỲNH
Theo thông tin từ VNPT, tập đoàn này đang cùng với các tập đoàn quốc tế (CHT, CMI, DHT, Facebook, KDDI, Singtel, SKB, Telin và TICC) đầu tư vào tuyến cáp biển SJC2 với tổng chiều dài cáp ngầm dưới biển là 10.500 km, tổng đầu tư ban đầu là 439 triệu USD.
Tuyến cáp quang biển mới này sẽ kết nối các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương gồm Singapore-Thái Lan-Việt Nam-Trung Quốc-Hàn Quốc-Nhật Bản ở 10 điểm cập bờ. Trong đó điểm cập bờ Việt Nam do VNPT tham gia đầu tư tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tuyến cáp quang này sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2021.
Theo đại diện Tập đoàn VNPT, tuyến cáp biển SJC2 có dung lượng thiết kế toàn hệ thống là 126Tbps. Riêng VNPT sở hữu dung lượng 9Tbps, cho phép VNPT triển khai các ứng dụng kết nối Internet quốc tế yêu cầu tốc độ cao như Internet vạn vật, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo... 
SJC2 (South East Asia- Japan 2 Cable System) là tuyến cáp biển quốc tế thứ 6 do VNPT tham gia đầu tư xây dựng, cập bờ vào Việt Nam.
Đại diện Tập đoàn VNPT khẳng định: Cùng với các tuyến cáp biển hiện đang khai thác như AAG, APG, AAE-1, Faster, SMW-3, tuyến cáp biển SJC2 sẽ cung cấp thêm một dung lượng lớn tốc độ cao kết nối từ Việt Nam đi quốc tế, san tải với các tuyến cáp biển hiện có, làm tăng độ an toàn mạng lưới, nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông của VNPT cung cấp đến khách hàng-chất lượng kết nối internet của khách hàng sẽ không bị ảnh hưởng trong trường hợp 1-2 tuyến cáp biển bị sự cố.
Cáp biển SJC2 sẽ cập bờ Việt Nam tại thành phố Quy Nhơn - Ảnh: THUÝ QUỲNH
Cáp biển SJC2 sẽ cập bờ Việt Nam tại TP. Quy Nhơn - Ảnh: THUÝ QUỲNH
Việc tham gia xây dựng tuyến cáp này đã được VNPT nỗ lực thực hiện trong gần ba năm qua, bắt đầu từ khi ký kết được hợp đồng vào tháng 3-2018, hoàn thành thi công kéo cáp SJC2 cập bờ tại Quy Nhơn vào tháng 8-2019.
Các biến động về chính trị-xã hội tại một số nước, sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 thời gian vừa qua đã phần nào ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Hiện nay VNPT đang hoàn thiện xây dựng trạm cập bờ mới tại Quy Nhơn đồng bộ với việc đầu tư vào tuyến cáp biển SJC2.
Tuyến cáp quang biển SJC2 sẽ đi vào hoạt động từ năm 2021, là tuyến cáp quang biển thứ 6 của Việt Nam - Ảnh: THÚY QUỲNH
Tuyến cáp quang biển SJC2 sẽ đi vào hoạt động từ năm 2021, là tuyến cáp quang biển thứ 6 của Việt Nam - Ảnh: THÚY QUỲNH
Sau khi đưa SJC2 vào hoạt động, bên cạnh Vũng Tàu và Đà Nẵng, Quy Nhơn sẽ là cửa ngõ viễn thông cáp quang biển quốc tế thứ ba của VNPT, được trang bị hiện đại, dung lượng quốc tế lớn, sẽ là động lực thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin của Bình Định và các tỉnh lân cận. Đồng thời, có khả năng cung cấp dung lượng quốc tế lớn kết nối đến Campuchia, Lào...
Hiện nay VNPT và các thành viên tham gia đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển SJC2 đang nỗ lực phối hợp và cùng với nhà thầu để giảm thiểu các ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 để tích cực triển khai thi công các đoạn tuyến cáp còn lại, lắp đặt, đo thử thiết bị tại các trạm cập bờ để hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2021.
T. HÀ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.