Việt Nam sản xuất vệ tinh quan sát Trái Đất để dự báo thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 18/10, tại Hà Nội, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã thực hiện Lễ ký kết gói thầu 'Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực', thuộc Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Vệ tinh LOTUSat-1- vệ tinh quan sát trái đất bằng công nghệ radar sẽ được chế tạo sau lễ ký kết gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực”, đánh dấu bước tiến mới trong hành trình làm chủ công nghệ vệ tinh của Việt Nam. Đây cũng là vệ tinh radar đầu tiên do Việt Nam sở hữu.
 Lễ ký kết gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực”.
Lễ ký kết gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực”.
Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, vệ tinh LOTUSat-1 có trọng lượng 570kg, sử dụng công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể có kích thước từ 1m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm. LOTUSat-1 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung do đặc điểm khí hậu nhiệt đới hầu hết thời gian bị che phủ bởi mây và mù.
Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời nhằm ứng phó, giảm thiểu các tác động của thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, đồng thời quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Việc chế tạo vệ tinh LOTUSat-1 thuộc Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất” (Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam), được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2009, là dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực khoa học và công nghệ từ trước tới nay.
Dự án nhằm góp phần nâng cấp và phát triển hệ thống cảnh báo, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thu Trang/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null