Việt Nam phải chi bao nhiêu để đầu tư cho 5G?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Robot kết nối 5G của Viettel trình diễn mô phỏng động tác con người (ảnh cắt từ clip).
Theo định hướng phát triển ngành thông tin và truyền thông năm 2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông vừa mới ban hành, mạng 5G được xác định là một hạ tầng quan trọng để làm nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế số và xã hội số. 
Theo đó, mục tiêu thương mại hóa các sản phẩm 5G cũng được xác định trong năm nay.
Việt Nam sẽ không chậm chân 5G
Tại Hội nghị công nghệ Snapdragon diễn ra tại Hawaii (Mỹ) vào đầu tháng 12.2019 với chuyên đề về 5G, ông Cristiano Amon – Chủ tịch Tập đoàn Qualcomm – đề cập đến bản đồ 5G trên thế giới và Việt Nam là một trong số 109 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào mạng 5G.
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang triển khai 5G cùng với Malaysia, Singapore, trong khi trên phạm vi Châu Á còn có Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc và những vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Đài Loan.
Trong khi đó theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong năm 2020 mạng 5G chính thức khai trương tại Việt Nam sẽ cùng nhịp với những quốc gia đầu tiên thương mại hóa 5G trên thế giới. Trên thực tế hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chấp thuận cho Viettel, VNPT… được thử nghiệm mạng 5G tại Hà Nội và TPHCM.
 
Việt Nam thuộc những quốc gia sớm  triển khai 5G . Ảnh: PK
Cùng với mạng 5G, các doanh nghiệp lớn đang đầu tư mạnh vào sản xuất các thiết bị IoT (Internet of Things) như Viettel, VNPT, FPT, VinSmart… nhằm đón đầu thời đại Internet kết nối vạn vật, đô thị thông minh và ngôi nhà thông minh… Công nghệ 5G sẽ song hành với các công nghệ về trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, học máy, dữ liệu lớn… và cùng được kết nối trên nền tảng mạng di động tốc độ cao 5G đáp ứng việc xử lý nhanh chóng với một lượng lớn các phép tính và dữ liệu.
Phải chi bao nhiêu cho 5G?
Theo nghiên cứu của tổ chức GSMA Intelligence, giai đoạn từ 2018-2025 nhu cầu vốn đầu tư của các nhà mạng vào 5G trên thế giới lên tới 1.000 tỉ USD. Trong khi đó, chỉ riêng Mỹ và Trung Quốc, trong ba năm từ 2019-2021 có nhu cầu vốn đầu tư vào 5G lên đến 165 tỉ USD và trở thành hai quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này.
Còn theo báo cáo “5G tại Đông Nam Á”, nhu cầu vốn đầu tư vào 5G của các nhà mạng tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025 sẽ từ 1,5-2,5 tỉ USD. Cho dù nhu cầu vốn đầu tư 5G lên đến hàng tỉ USD nhưng theo các chuyên gia trong ngành, lượng vốn như vậy các nhà mạng Việt Nam hoàn toàn có thể thu xếp được.
Còn nhớ vào năm 2010 khi công nghệ 3G lần đầu tiên được khai trương tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư của các nhà mạng Việt Nam vào 3G cũng lên đến hơn  42.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 2 tỉ USD.
Cũng theo báo cáo trên, trong 5 năm đầu khai trương dịch vụ 5G tại Việt Nam số lượng thuê bao sẽ đạt khoảng 6 triệu,  và mang lại cho các nhà mạng khoảng 300 triệu USD doanh thu từ năm 2025.
Tuy nhiên, điểm khác biệt rất quan trọng giữa 5G so với 4G và 3G là mạng 5G sẽ kích thích và tạo lập nên cả một ngành sản xuất thiết bị IoT kết nối vạn vật, chính vì thế sẽ tạo ra nhiều giá trị và doanh thu cũng như tiêu dùng lớn hơn rất nhiều so với 4G và 3G. Từ đó có dự báo cho rằng khả năng doanh thu từ 5G hoặc liên quan tới 5G trên thực tế sẽ còn cao hơn con số trong báo cáo nghiên cứu đưa ra.
Mạng 5G ngốn tiền tỉ USD nhưng cũng sẽ đạt đến hàng tỉ USD doanh thu.
Thế Lâm (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.