Việt Nam kiện vụ Mỹ áp thuế phá giá tôm lên WTO

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việt Nam kiện vụ Mỹ áp thuế phá giá tôm lên WTO ảnh 1
 

Thông tin từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ, cho biết Việt Nam đã khởi xướng vụ kiện tranh chấp lên WTO về việc Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh Việt Nam.

Ngày 1-2 Việt Nam đã gửi yêu cầu tham vấn với Mỹ để thảo luận việc Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam. Hai bên sẽ có 60 ngày để thảo luận vấn đề này; nếu không đạt được thỏa thuận, Việt Nam sẽ được tự do đề nghị WTO thành lập một ủy ban giải quyết tranh chấp để phán quyết yêu cầu của mình.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam khởi xướng vụ kiện tranh chấp kể từ khi gia nhập WTO tháng 1-2007.

Người phát ngôn của Văn phòng đại diện Mỹ nói rằng Mỹ "đang xem xét đề nghị này", nhưng từ chối đưa ra chi tiết hoặc bình luận.

Tháng 11-2004 Bộ Thương mại Mỹ đã ra quyết định cuối cùng, trong đó cho rằng Việt Nam và Trung Quốc đang bán phá giá tôm đông lạnh và đóng hộp trên thị trường Mỹ. Bộ này tách Trung Quốc và Việt Nam ra khỏi các nước xuất khẩu tôm khác, do coi hai nước này là các nền kinh tế không thị trường (NME). Mức thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam được ấn định từ 4,13% đến 25,76%.

Một cuộc điều tra riêng rẽ khác của Bộ Thương mại Mỹ cũng phán quyết các nhà xuất khẩu tôm Brazil, Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan cũng bán phá giá. Ecuador và Thái Lan sau đó đã khởi xướng vụ kiện tranh chấp này lên WTO, tố cáo Bộ Thương mại Mỹ đã sử dụng bất hợp pháp phương pháp được biết là zêro (O) trong điều tra. Phương pháp này thổi phồng một cách giả tạo biên lợi phá giá hoặc tạo ra các biên lợi phá giá mà không ai phát hiện ra.

Bộ Thương mại Mỹ dự định sẽ xem xét lại các quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan, song Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (đã kiến nghị áp dụng các lệnh thuế này) vẫn yêu cầu duy trì biện pháp bảo hộ này, do cho rằng các nhà sản xuất Mỹ vẫn đang tiếp tục bị thiệt hại nghiêm trọng do tôm nhập khẩu.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null