Việt Nam đi đầu thế giới trong ứng dụng blockchain

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo chuyên gia, dân số trẻ, tiếp nhận công nghệ nhanh là những yếu tố giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong ứng dụng blockchain.

Ngày 8-6, tại TP HCM, sự kiện "World Blockchain Web 3.0 Marvels HCMC 2023" giữa Việt Nam và Hàn Quốc diễn ra do DTS Group, Korean CEO Summit (KCS), cùng Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức.

Tại sự kiện, bà Yang Hyang Ja, Ủy viên Quốc hội Chính phủ Hàn Quốc, Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp Chất bán dẫn, đánh giá Việt Nam là nước tiếp nhận công nghệ nhanh nhờ dân số trẻ với độ tuổi bình quân chỉ 35.

Hàn Quốc và Việt Nam có thể hợp tác phát triển lĩnh vực blockchain trong giáo dục, xây dựng hệ sinh thái blockchain với các chương trình hợp tác chung dành cho doanh nghiệp hai nước; góp ý xây dựng các thể chế và chính sách quản lý blockchain. Theo bà Yang, để thúc đẩy phát triển blockchain cần có hành lang pháp lý phù hợp, tránh phải trả giá do thử nghiệm sai.

Quang cảnh sự kiện "World Blockchain Web 3.0 Marvels HCMC 2023"

Quang cảnh sự kiện "World Blockchain Web 3.0 Marvels HCMC 2023"

Trao đổi với báo chí bên lề sự kiện, ông Trương Gia Bảo - Chủ tịch Liên minh chuyển đổi số DTS Group, Chủ tịch liên minh NFT Việt Nam - cho hay dựa trên các chỉ số mới nhất cho thấy Việt Nam và Hàn Quốc là những quốc gia đi đầu trong ứng dụng blockchain trên thế giới. Có thể dẫn chứng ở con số 17 triệu người dùng ví điện tử, có nhiều tài sản số.

Đặc biệt, mỗi năm, Việt Nam có từ 500 – 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng blockchain. Việt Nam còn có đội ngũ lập trình viên lớn, là quốc gia tốp đầu thế giới trong xuất khẩu phần mềm.

Blockchain được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính, nông nghiệp (truy xuất nguồn gốc), từ thiện, giáo dục, y tế - những lĩnh vực đòi hỏi cao về sự minh bạch.

Theo ông Trương Gia Bảo, một trong những ứng dụng của blockchain là tiền kỹ thuật số - đây là lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam gặp trục trặc về pháp lý. Điều này khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực này phải đăng ký doanh nghiệp ở nước ngoài, nơi thừa nhận tiền kỹ thuật số là tài sản hợp pháp.

"Blockchain là công nghệ mới, sự bền vững vẫn là dấu hỏi. Nhất là năm 2022 và đầu năm 2023 ghi nhận nhiều tập đoàn Blockchain trên thế giới sụp đổ nên Việt Nam thận trọng chọn giải pháp theo dõi, cập nhật cũng là điều dễ hiểu" - ông Trương Gia Bảo nêu quan điểm.

Theo đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Việt Nam là thị trường có mức chấp nhận Blockchain cao, cũng như phát triển công nghệ Blockchain hàng đầu. Hiện có hơn 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam có vốn hóa trên 100 triệu USD và đã xuất hiện những start-up "kỳ lân" trong lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.