Việt Nam đã đạt trình độ cao trong điều trị bệnh lý gan mật tụy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỗi năm trên toàn quốc, các bác sỹ đã thực hiện được hơn 180 ca ghép gan, ghép tuỵ thận; hơn 1.000 ca cắt gan nội soi, hàng trăm ca phẫu thuật robot cho bệnh lý gan mật tụy.
Trình diễn kỹ thuật cắt gan nội soi tại Hội nghị. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)
Trình diễn kỹ thuật cắt gan nội soi tại Hội nghị. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)
Chuyên ngành gan mật tụy Việt Nam đã ứng dụng triển khai nhiều tiến bộ kỹ thuật mới và công nghệ hiện đại mang lại hiệu quả và chất lượng cao hơn trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan mật tụy, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đây là khẳng định của Thiếu tướng, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ Lê Trung Hải, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, tại Hội nghị Gan mật toàn quốc lần thứ 15 do Hội Gan mật Việt Nam phối hợp cùng Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 30/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Thiếu tướng Lê Trung Hải, mỗi năm trên toàn quốc, các bác sỹ đã thực hiện được hơn 180 ca ghép gan, ghép tuỵ thận; hơn 1.000 ca cắt gan nội soi, hàng trăm ca phẫu thuật robot cho bệnh lý gan mật tụy, điều trị hàng chục nghìn ca phẫu thuật gan mật tụy và hàng nghìn trường hợp điều trị can thiệp xâm lấn tối thiểu bệnh lý gan mật tụy.
Bên cạnh đó, trong năm 2019 vừa qua, các chuyên gia gan mật tuỵ Việt Nam đã tham dự và báo cáo khoa học tại nhiều hội nghị quốc tế có uy tín nhằm đẩy mạnh và phát triển chuyên ngành gan mật tụy của Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
Hội nghị Gan mật toàn quốc lần thứ 15 với chủ đề “Cập nhật xu thế mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý gan mật tụy” có 90 báo cáo được chọn lọc từ các trung tâm lớn và các bệnh viện trong cả nước về các bệnh lý viêm gan, xơ gan, ung thư gan, các bệnh nội khoa gan mật tụy, ngoại khoa gan mật tụy, ghép tạng, nhi khoa, chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân, sinh học phân tử, ung bướu, điều trị ít xâm lấn và nhiều chuyên khoa liên quan khác.
Điểm nhấn của hội nghị năm nay là các báo cáo về các phương pháp tầm soát, phát hiện sớm và chẩn đoán cũng như các biện pháp điều trị ung thư tế bào gan.
Hiện nay ở Việt Nam, ung thư tế bào gan chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư gây tử vong và lên tới 25.000 trường hợp mỗi năm - gấp ba số tử vong hàng năm do tai nạn giao thông ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các bệnh lý viêm gan, xơ gan và các bệnh mật tụy đã và đang là những thách thức to lớn đối với nền y tế nói chung và chuyên ngành gan mật tụy Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng có nhiều báo cáo cập nhật xu thế mới trong chẩn đoán và điều trị viêm gan siêu vi - một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam.
Viêm gan do virus nếu không được phát hiện sớm và điều trị tốt sẽ gây nhiều biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan và được coi như là “sát thủ thầm lặng” đối với sức khoẻ con người.
Thiếu tướng, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ Lê Trung Hải, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)
Thiếu tướng, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ Lê Trung Hải, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 40.000 người chết do viêm gan B và viêm gan C.
Hội nghị Gan mật Toàn quốc lần thứ 15 thu hút hơn 600 đại biểu trong và ngoài nước tham dự. Đây là diễn đàn khoa học uy tín dành cho các bác sỹ nội khoa gan mật-tiêu hóa, ngoại khoa gan mật tuỵ và nhiều chuyên ngành khác, nhằm cập nhật xu thế mới và các tiến bộ kỹ thuật gần đây, ứng dụng phát triển các công nghệ hiện đại trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý gan mật tụy. Đây cũng là dịp để các thầy thuốc trao đổi, thảo luận, học tập, chia sẻ kinh nghiệm của mình cũng như mở rộng giao lưu hợp tác nhằm tạo điều kiện phối hợp, hỗ trợ tốt hơn trong việc chữa trị đa mô thức cho người bệnh.
Theo Đinh Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.