Vì sự an toàn và ổn định đời sống cho người dân - Kỳ II: Vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, người dân dần an cư lạc nghiệp trên các vùng đất tái định cư. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các dự án cũng đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc, bất cập cần sớm được tháo gỡ.

Dự án gặp nhiều vướng mắc, khó khăn đã được các cấp, các ngành chỉ ra và dư luận lên tiếng trong nhiều năm qua phải kể đến Dự án di dân, tái định cư, tái định canh thủy điện Đăk Đrinh, huyện Kon Plông, Kon Tum. Về chi phí bồi thường, hỗ trợ, tổng số tiền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ của dự án là 298,5 tỷ đồng, tuy nhiên, dù đã trải qua cả chục năm nhưng mới giải ngân 270,7 tỷ đồng, còn 27,8 tỷ đồng chưa được giải ngân để chính quyền chi trả cho các hộ dân bị thu hồi đất phục vụ công tác tái định cư, tái định canh của Dự án.

Bên cạnh đó, trong tổng số 192 hộ tái định cư, có 50 hộ trở về lại làng cũ (thôn Xô Luông 26 hộ, thôn Vương 24 hộ) bởi vì nơi ở mới thiếu nước sinh hoạt, đất canh tác, lại nằm trên đồi cao, gió thổi mạnh. Hơn nữa, những ngôi nhà ở khu tái định cư được xây theo kiểu nhà sàn bê tông, mái ngói (mỗi căn trị giá từ 400-600 triệu đồng) người dân không quen nên để hoang khiến giờ đây quanh nhà cây cối mọc um tùm, sàn cửa gỗ mục nát, xiêu vẹo, bể nước khô cạn, nứt nẻ.

Theo lãnh đạo UBND xã Đăk Nên, năm 2013, hàng chục hộ dân người Ca Dong của xã di chuyển đến khu tái định cư Xô Luông cách làng cũ 10km. Tuy nhiên, tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt và canh tác, xung đột vì đất đai đã khiến nhiều hộ gia đình quay về làng cũ sinh sống, mặc dù nơi đây đất dốc và nguy cơ sạt lở cao.

Nhiều căn nhà tại khu tái định cư ở xã Đăk Long (huyện Đăk Hà) cửa đóng then cài. Ảnh: VP

Nhiều căn nhà tại khu tái định cư ở xã Đăk Long (huyện Đăk Hà) cửa đóng then cài. Ảnh: VP

Tại Dự án quy hoạch bố trí dân cư tại xã Đăk Hring (nay thuộc xã Đăk Long) huyện Đăk Hà cũng gặp không ít những vướng mắc. Đối với 52 hộ nhận nhà ở trong đợt 1 thì đến nay tương đối ổn định, nhưng với 74 hộ nhận nhà ở đợt 2 thì nhà chưa được hoàn thiện, có nhà thiếu cửa, chưa tô trát, nền, chưa có nhà bếp, chưa có nhà vệ sinh nên nhiều hộ dân không sử dụng. Không chỉ một số nhà ở chưa đảm bảo, người dân ở khu tái định còn thiếu đất sản xuất. Theo quy mô và mục tiêu Dự án được duyệt, mỗi hộ thuộc tái định cư di dời lên nơi ở mới được nhận 20.000m2 đất để sản xuất, tuy nhiên, đến nay bình quân mỗi hộ mới nhận được 6.705,6m2 đất sản xuất (đạt 33% so với dự án phê duyệt).

Vì vậy, ở khu tái định cư này, những căn nhà đang xây dang dở đã dừng lại, bỏ hoang, những căn nhà đã xây dựng hoàn thiện cũng cửa đóng, then cài. Anh A Mương bộc bạch, để công trình thủy điện Plei Krông sớm được triển khai xây dựng, dân làng đã sẵn sàng di chuyển đến khu tái định cư mới. Tuy nhiên, đến nay đã gần 15 năm nhưng cuộc sống vẫn chưa thật sự ổn định. Mong muốn lớn nhất hiện nay của chúng tôi là nhanh chóng được cấp đất sản xuất theo đúng danh sách diện di dời, phải đầy đủ và ổn thỏa để sớm ổn định cuộc sống.

Một trong những vấn đề bất cập nữa tại khu tái định cư này là một số hộ dân được cấp đất tại khu tái định cư đã sang nhượng, chuyển nhượng bất hợp pháp. Trước thực trạng này, xã Đăk Long đã chỉ đạo công chức cấp xã liên quan đến lĩnh vực đất đai không xác nhận hồ sơ đối với trường hợp sang nhượng đất trái phép sau khi được cấp tái định cư.

Tương tự, Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei cũng ở tình trạng người dân không về ở khu tái định cư. Trong giai đoạn 1 của Dự án (thực hiện từ năm 2010-2018) với tổng số hộ dân có nhu cầu và được rà soát đăng ký 248 hộ/992 khẩu và đến hiện tại mới có 196 hộ/248 hộ đến ở. Giai đoạn 2 (thực hiện từ năm 2018-2020), tổng số hộ có nhu cầu và được rà soát đăng ký 273 hộ/1.226 khẩu, đến thời điểm hiện tại có 152 hộ/273 hộ đến các điểm tái định cư sinh sống.

Theo bà Đinh Thị Y Ngọc- Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đăk Glei thì trong giai đoạn 1 số hộ không đến ở chủ yếu tập trung ở khu tái định cư thôn Măng Rao (xã Đăk Pét). Thời kỳ đầu đã có 53 hộ ở thôn Đăk Đoát đến ở khu tái định cư Măng Rao, tuy nhiên, sau đó lại quay lại nơi ở cũ để sinh sống. Đến nay chỉ có 1/64 hộ đến ở. Trước thực trạng đó, huyện Đăk Glei đã chỉ đạo các ban, ngành, đơn vị có liên quan tích cực vận động tuyên truyền, hỗ trợ các hộ dân khi về sinh sống tại Khu tái định cư. Đến nay, đã có 47 hộ đã thống nhất và ký cam kết sẽ sửa lại nhà cửa và trở về sống tại khu tái định cư.

Khu tái định cư Măng Rao vẫn chưa thu hút người dân đến ở. Ảnh: V.P

Khu tái định cư Măng Rao vẫn chưa thu hút người dân đến ở. Ảnh: V.P

Chị Y Dung- hộ duy nhất hiện đang ở khu tái định cư thôn Măng Rao cho biết: Do ở khu tái định cư mới cách xa nơi sản xuất của làng cũ khoảng 8 km, có nơi 10 km, nhiều gia đình khó khăn không có phương tiện đi lại từ nơi ở mới đến khu sản xuất nên quay trở lại làng cũ. Hiện nay, cũng có một số hộ muốn quay trở lại khu tái định cư nhưng nhà cửa nơi đây đã bị hư hỏng (xà gồ, tôn, cửa, bồn nước không còn), không có điều kiện để sửa chữa. Dù một mình nhưng gia đình tôi vẫn chọn ở khu tái định để tạo điều kiện thuận lợi cho con trong học tập, lại yên tâm, không lo bị ngập lụt vào mùa mưa bão, còn khu sản xuất ở xa thì vợ chồng tôi cố gắng khắc phục.

Còn ở huyện Sa Thầy, ngoài 2 dự án đã hoàn thành và bố trí cho các hộ dân sinh sống thì Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ giãn dân làng Xộp, xã Mô Rai đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Đến nay, mới bố trí cho dự án được 1,916 tỷ đồng/88 tỷ đồng, nên việc triển khai thực hiện còn những khó khăn. Do thiếu vốn, nên dự án có nguy cơ dang dở.

Ông Đặng Thanh Long- Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh nhận định, hiện nay, có rất ít các dự án tái định cư, đặc biệt là tái định cư thủy điện thành công trong việc phục hồi sinh kế, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng bị ảnh hưởng. Những tồn tại, bất cập lớn nhất ở hầu hết các dự án tái định cư thủy điện là tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu rừng và đất rừng nên rất khó phục hồi sinh kế và ổn định cuộc sống cho đồng bào tái định cư là dân tộc thiểu số. Trong khi đó, sinh kế, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi không thể tách rời sản xuất nông nghiệp, không thể sinh sống thiếu rừng và đất rừng.

Hàng loạt các khó khăn, vướng mắc, bất cập từ các dự án bố trí, sắp xếp dân cư trên địa bàn tỉnh kéo dài, có dự án kéo dài cả gần 15 năm, rất cần sớm được các cấp, các ngành tháo gỡ để người dân được an cư lạc nghiệp.

(còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.