Vì sao sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, 8 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, phải đến Tết Nguyên đán Nhâm Tý 2032, người Việt Nam mới được đón giao thừa vào đêm 30 Tết.
Người dân xem pháo hoa mừng Xuân. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)
Người dân xem pháo hoa mừng Xuân. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)

Theo Lịch Vạn niên, năm 2024 có ngày 30 tháng Chạp, tức ngày 30/12 Âm lịch. Tuy nhiên, phải tới năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp (30 Tết nguyên đán), còn từ năm 2025-2032 tháng Chạp chỉ có 29 ngày. Điều đó có nghĩa là sau năm 2024, phải 8 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết.

Lý giải hiện tượng này, chuyên gia Trần Tiến Bình, tác giả cuốn Lịch Việt Nam thế kỷ XX-XXI phân tích, ngày mùng 1 Âm là ngày mà Trái Đất-Mặt Trăng-Mặt Trời theo thứ tự như trên nằm thẳng hàng, Mặt Trăng quay nửa tối về phía Trái Đất.

Ngày này còn gọi là ngày Không Trăng (hay ngày Sóc); khi tính thấy điểm Sóc rơi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày từ 0 giờ đến 24 giờ thì ngày đó là mùng 1 Âm. Tháng Âm lịch là độ dài khoảng cách giữa 2 ngày Sóc, được làm tròn thành 29 ngày (tháng thiếu) và 30 ngày (tháng đủ).

Sở dĩ như thế vì độ dài tháng Âm lịch thay đổi trong khoảng từ 29,27 ngày đến 29,84 ngày; trung bình là 29,53 ngày.

Chuyên gia Trần Tiến Bình lấy một ví dụ điển hình: Năm 1968, Việt Nam bắt đầu dùng lịch tính theo múi giờ thứ 7 thì Việt Nam ăn Tết trước Trung Quốc 1 ngày. Nguyên nhân là ngày 31/12/1967 tương ứng với ngày mùng 1 tháng Chạp cả ở lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc nhưng điểm Sóc kế tiếp xảy ra lúc 23 giờ 29 phút giờ Việt Nam ngày 29/1/1968 nên tháng Chạp ở lịch Việt Nam chỉ có 29 ngày (tháng thiếu), lúc này theo giờ Bắc Kinh đã là 0 giờ 29 phút ngày 30/1 (tháng đủ).

Do vậy, mùng 1 Tết Nguyên đán Mậu Thân 1968 tại Việt Nam sớm hơn Trung Quốc 1 ngày.Theo chuyên gia Trần Tiến Bình, việc tính toán chuyển động các thiên thể rất phức tạp, nhất là đối với Mặt Trăng do bị ảnh hưởng nhiễu loạn sức hút từ Mặt Trời, Trái Đất, các hành tinh khác và hình dạng không đều của khối cầu Trái Đất cũng như Mặt Trăng.

"Cho nên không có ý nghĩa gì khi thống kê các tháng Chạp đủ, thiếu ở các năm mà tất cả phụ thuộc vào sự tính toán chính xác ở từng thời điểm cụ thể. Chẳng hạn các năm: 2014, 2015, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 có các tháng Chạp đủ (30 ngày) nhưng đến 2022 có tháng Chạp thiếu (29 ngày) và sang năm 2023 và 2024 lại đủ. Rồi tiếp tục là các tháng Chạp thiếu cho đến năm 2033 mới lại thấy tháng Chạp đủ," chuyên gia Trần Tiến Bình nhấn mạnh./.

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.