Vì sao người trên 50 tuổi cần kiểm tra huyết áp thường xuyên?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh huyết áp cao là di truyền, thừa cân, béo phì, ít vận động, ăn nhiều muối và uống nhiều rượu bia. Một yếu tố nguy cơ khác là lão hóa. Huyết áp cao là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở những người trên 50 tuổi.

Một yếu tố nguy cơ khác là lão hóa. Huyết áp cao là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở những người trên 50 tuổi.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết huyết áp cao xảy ra khi máu được đẩy đi quá mạnh trong thành mạch máu. Qua thời gian, tình trạng này làm tổn thương mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như đau tim, đột quỵ, suy tim, bệnh thận, giảm thị lực và rối loạn cương dương, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Những người trên 50 tuổi cần kiểm tra huyết áp thường xuyên vì là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này. Ảnh PEXELS
Những người trên 50 tuổi cần kiểm tra huyết áp thường xuyên vì là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này. Ảnh PEXELS

Khi nói về chỉ số huyết áp, chúng ta sẽ xem xét hai chỉ số là huyết áp tâm thu, tức áp lực lên mạch máu khi tim đập, và huyết áp tâm trương, tức áp lực khi tim giãn ra.

Viện Lão hóa Quốc gia Mỹ cho biết ở người trưởng thành, huyết áp bình thường sẽ ở khoảng mức 120/80 mmHg. Hay nói cách khác là huyết áp tâm thu không quá 120 và huyết áp tâm trương không quá 80. Huyết áp cao xảy ra khi chỉ số huyết áp vượt quá 130/80 mmHg.

Với người trên 50 tuổi, họ cần kiểm tra huyết áp thường xuyên vì đây là độ tuổi dễ bị huyết áp cao. Phát hiện sớm bệnh sẽ giúp kiểm soát tốt huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác trong tương lai.

Theo nghiên cứu công bố trên chuyên san Frontiers in Genetics, một nguyên nhân khác khiến huyết áp cao trở nên phổ biến ở những người trên 50 tuổi là do hệ thống mạch máu của chúng ta bắt đầu thay đổi.

Cụ thể, khi lớn tuổi, các sợi đàn hồi được cấu tạo từ protein elastin trong thành mạch máu sẽ hoạt động kém hơn. Lúc đó, chức năng co giãn mạch máu sẽ được chuyển sang các sợi collagen cứng hơn. Kết quả là khả năng co giãn của mạch máu sẽ giảm và khiến huyết áp tăng lên.

Ngoài ra, chúng ta cũng có xu hướng tăng cân khi già đi. Quá trình trao đổi chất cũng chậm lại và nồng độ nhiều loại hoóc môn cũng giảm. Thành phần cơ thể cũng thay đổi khi khối lượng cơ giảm và khối lượng mỡ tăng lên. Những thay đổi này sẽ khiến cơ thể dễ tăng cân. Thừa cân, béo phì dẫn đến huyết áp cao hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

May mắn là huyết áp cao có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống kết hợp với thuốc. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh kiểm soát huyết áp bằng thay đổi chế độ ăn, tập thể dục mà không cần thuốc. Nếu cách này không hiệu quả, bác sĩ sẽ bắt đầu kê thuốc, theo Healthline.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?