Vì sao đổi tên thành phố Qui Nhơn thành Quy Nhơn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Câu chuyện tỉnh Bình Định đề nghị điều chỉnh lại tên đơn vị hành chính TP Qui Nhơn (tỉnh lỵ Bình Định) thành TP Quy Nhơn đang được nhiều bạn đọc quan tâm.

Câu chuyện tỉnh Bình Định đề nghị điều chỉnh lại tên đơn vị hành chính TP Qui Nhơn (tỉnh lỵ Bình Định) thành TP Quy Nhơn đang được nhiều bạn đọc quan tâm.
 


Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 27-8, ông Nguyễn Tuấn Thanh - phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - cho biết: "Đây là đề nghị xuất phát từ việc rà soát, đối chiếu lại các văn bản có từ trước, và phát hiện sự sai khác về chính tả giữa các văn bản pháp lý liên quan đến địa danh hành chính Quy Nhơn".

Theo ông Thanh, tại quyết định số 124/2004 ngày 8-7-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam, tỉnh Bình Định có đơn vị hành chính cấp huyện là TP Qui Nhơn. Trong khi đó, các văn bản hành chính, con dấu cũng như tên các trang web chính thức của địa phương đều thể hiện là "Quy Nhơn".

Trong quyết định số 41 của Hội đồng Bộ trưởng năm 1981 về việc điều chỉnh địa giới một số huyện và thị xã thuộc tỉnh Nghĩa Bình (nay là hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định) và quyết định số 81 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc mở rộng và đổi tên thị xã Quy Nhơn thành thành phố Quy Nhơn, thủ phủ của tỉnh đều được thể hiện là "Quy Nhơn".

Do đó, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tư pháp xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh lại tên thành phố "để bảo đảm sự thống nhất trong các tài liệu pháp lý về quản lý nhà nước cũng như trong giao dịch nói chung".

Ngoài ra, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định, một số tài liệu viết về lịch sử cách đây hơn 400 năm đã xuất hiện phủ Quy Nhơn thuộc xứ Thuận Quảng.

Địa danh Quy Nhơn có từ năm 1602, khi chúa Nguyễn Hoàng đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn và coi đây là đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đến năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên phủ Quy Nhơn thành tỉnh Bình Định. Ngày 20-10-1898, vua Thành Thái ra chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn, là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định.

Tuy nhiên, về cách viết địa danh Quy/Qui Nhơn trong các văn bản viết tay và từ điển từ năm 1622 đến 1877, bà Phạm Thị Kiều Ly - người mới bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Đại học Sorbonne Nouvelle với đề tài về lịch sử chữ quốc ngữ - cung cấp một bảng tổng kết tên gọi Qui Nhơn trong các bản báo cáo viết tay và trong các cuốn từ điển từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, đều cho thấy tên gọi của địa danh này là Qui Nhơn.

Cụ thể, các bản báo cáo viết tay nước ngoài của João Roiz năm 1622; António de Fontes năm 1626 và của Gaspar Luís năm 1628 đều viết Quinhin. Sách Hành trình truyền giáo của dòng Tên tại vương quốc Đàng Trong của Cristoforo Borri năm 1631 viết Quignin. Từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt-Bồ-La) của Alexandre de Rhodes đều viết Quinhin.

Chữ Qui Nhơn được viết sớm nhất có lẽ là trong Dictionarium Anamitico Latinum (Từ điển Việt-La, trang 493) của Pigneau de Béhaine năm 1773: Qui - nhơn (Qui Nhơn) - tên một tỉnh Đàng Trong.

Các từ điển Dictionarium Annamitico - Latinum của Jean-Louis Taberd năm 1838 và Dictionarium Anamitico - Latinum của Joseph Theurel năm 1877 đều viết Qui Nhơn.

Theo LÂM THIÊN - THIÊN ĐIỂU (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.