Vì sao công nghệ nhận diện khuôn mặt bị lo ngại?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi Amazon tuyên bố ngừng cấp phép công cụ nhận diện khuôn mặt của mình cho cảnh sát Mỹ trong vòng 1 năm, đó có lẽ là một lời khích lệ cho Deborah Raji - một nhà nghiên cứu da màu.
 
Công nghệ nhận diện đã không nhận ra khuôn mặt của nhà nghiên cứu da màu Joy Buolamwini trừ khi cô đeo mặt nạ màu trắng. ẢNH: CODED BIAS
Vài ngày trước, khi tuyên bố tạm ngừng hợp tác với cảnh sát về nhận diện khuôn mặt, Amazon cũng kêu gọi các chính phủ đặt ra quy định mạnh mẽ hơn về công nghệ nhạy cảm này. Dù vậy, trong bài đăng trên blog công ty đã không thừa nhận nghiên cứu của Raji, công trình mà qua đó anh đã phát hiện ra rằng Rekognition xác định không chính xác giữa phụ nữ và đàn ông với tỷ lệ sai sót lên đến 19%.
Theo nhà nghiên cứu này, "Thật đáng tiếc khi Amazon và Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) đã không tham khảo công trình nghiên cứu của chúng tôi ngay từ đầu, trước khi đưa ra lệnh cấm. Tôi rất buồn khi họ không dám thừa nhận kết quả và vai trò nghiên cứu đó”.
Nguồn tin của CNET cho biết, các cộng đồng sắc tộc khác nhau, đặc biệt là các cộng đồng da màu ở những khu ổ chuột hoặc thu nhập thấp, thường sẽ đóng vai trò là những nơi được thử nghiệm các công nghệ giám sát vì cho rằng đó là các khu vực phức tạp về xã hội. Trong khi hầu hết thiết bị và công nghệ giám sát thử nghiệm này được đầu tư bằng tiền thuế của người dân và được cảnh sát cài cắm trong các khu phố kém may mắn đó.
Trước quyết định của Amazon 2 ngày, IBM cũng công bố việc rời khỏi thị trường nhận diện khuôn mặt. Trong một bức thức gửi tới Quốc hội Mỹ, Giám đốc điều hành Arvind Krishna của IBM cho rằng công ty muốn chống lại việc lạm dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để phân biệt chủng tộc và giám sát công dân ở quy mô rộng, quan điểm này được đưa ra tương tự những lời kêu gọi mà các nhà hoạt động về nhân quyền và quyền riêng tư từng đề cập trong những năm qua.
Hữu Thắng (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.