Vì sao Bầu Đức không kỳ vọng vào heo mà theo mảng chuối?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù từng rất tự tin về mảng chăn nuôi chi phí thấp nhờ “heo ăn chuối” nhưng năm nay bầu Đức lại phải trông cậy vào chuối vì cho rằng mảng heo sẽ không có lãi.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) vừa tổ chức buổi gặp gỡ nhà đầu tư tại TP HCM và thông tin về tình hình hoạt động của HAGL trong năm nay.

Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch Tập đoàn HAGL đã thẳng thắn nhìn nhận năm 2023 mảng heo của HAGL sẽ không có lợi nhuận khi giá heo hơi ở mức thấp và sức mua yếu.

Tuy nhiên, bầu Đức đặt nhiều kỳ vọng vào mảng chuối khi giá loại trái cây này đang tăng.

"Giá chuối hiện tại là 11 USD/thùng (13 kg - PV), sắp tới có thể tăng lên 13 USD/thùng nhờ Trung Quốc mở cửa, hút hàng."- Chủ tịch HAGL thông tin.

HAGL có khoảng 10.000 ha trồng cây ăn trái, trong đó chuối chiếm chủ lực với hơn 5.000 ha. Ngoài ra, còn có sầu riêng 2.000 ha nhưng chỉ 1 diện tích nhỏ mới cho thu hoạch nên vẫn chưa ghi nhận doanh thu năm nay.

Thông tin với cổ đông, bầu Đức cho biết sẽ trồng thêm bắp để chủ động thức ăn cho heo và trồng rau củ quả ôn đới để cung cấp vào chuỗi bán lẻ Bapi Food.

Trước đó, trong báo cáo gửi Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM ngày 30-1, HAGL cho biết lợi nhuận sau thuế của HAGL năm 2022 là 1.180 tỉ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chốt ở thời điểm 31-12-2022 vẫn là âm 3.289,5 tỉ đồng.

Về các dự án đầu tư, HAGL cho biết mục tiêu năm 2023 sẽ sản xuất được 1 triệu con heo ăn chuối và tích cực tìm kiếm thêm đối tác để mở rộng sản xuất, đa dạng hóa và nâng chất lượng sản phẩm từ thịt heo.

"Công ty kỳ vọng doanh thu từ các sản phẩm chuối, heo và gà sẽ mang lại dòng tiền lớn và nhanh để công ty trả nợ và mở rộng kinh doanh." - văn bản nêu rõ.

Về giá heo hơi, theo ghi nhận của giới chăn nuôi, trong suốt năm 2022, chỉ có khoảng nửa tháng giá heo trên giá thành, còn lại hầu hết ở mức hòa hoặc lỗ vốn. Ngay dịp Tết Nguyên đán 2023 vừa qua giá heo vẫn chưa bật lên, chỉ xoay quanh mức 50.000 – 55.000 đồng/kg.

Chuối HAGL mang thương hiệu Bolaven có giá khá cao trong nhóm chuối giống Nam Mỹ trồng tại Việt Nam.

Chuối HAGL mang thương hiệu Bolaven có giá khá cao trong nhóm chuối giống Nam Mỹ trồng tại Việt Nam.

Trong khi đó, giá chuối lại rất khởi sắc. Trước đây, ra giêng chuối thu hoạch rộ, thường có tình trạng phải bán "giải cứu" tại TP HCM nhưng 2 năm nay không có tình trạng này.

Ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX Thanh Bình (Đồng Nai) chuyên về chuối xuất khẩu, cho biết giá chuối đang ở mức cao nhất trong 3 năm qua, khoảng 12.000 – 14.000 đồng/kg (đối với chuối đạt chuẩn xuất khẩu) và thị trường Trung Quốc đang có giá mua tốt nhất, cao hơn cả Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trừ sầu riêng là mặt hàng mới mở cửa chính ngạch sang Trung Quốc thì chuối là mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu nổi bật của năm 2022 khi có mức tăng trưởng lên đến 34,5% so với năm trước. Theo số liệu hải quan, năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu được 310,6 triệu USD chuối tươi trong khi thanh long, xoài giảm mạnh đến 40-50%.

Chuối có ưu thế là mặt hàng có thời gian bảo quản lâu và doanh nghiệp quen với xuất khẩu bằng đường tàu biển nên không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các giai đoạn ách tắc đường bộ tại biên giới.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.