VFF thiếu người giỏi như bầu Đức, không cần 'sếp' có bằng cấp?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Câu chuyện phó chủ tịch VFF Cấn Văn Nghĩa từ chức có sự khác biệt rất lớn với việc bầu Đức từng nộp đơn xin nghỉ.
Câu chuyện phó chủ tịch tài chính Cấn Văn Nghĩa chia tay VFF đọng lại điều gì đáng suy ngẫm? Đó là 36 phiếu bầu cho ông Nghĩa, những lá phiếu này bị đánh giá thiếu trách nhiệm với bóng đá Việt Nam. Một điều khác cũng ý nghĩa không kém, đó là chuyện người có tài, có tâm, có tầm cho VFF.
Hôm qua, VFF thông báo tất cả những người có mặt ở cuộc họp đều tán thành cho ông Cấn Văn Nghĩa nghỉ, dù chỉ làm việc hơn 6 tháng. Lý do là ông Nghĩa đang làm phó chủ tịch chuyên môn tại Hiệp hội thể thao dưới nước và nhận thấy sức khỏe không đảm bảo cho 2 vị trí. Do vậy, ông Nghĩa viết đơn từ chức.
Một cuộc chia tay chóng vánh, dường như không ai muốn níu giữ ông Nghĩa ở lại VFF. 5 người có mặt tại cuộc họp (bao gồm ông Cấn Văn Nghĩa) đã tán thành, chỉ còn bước thủ tục là thông qua 12 thành viên còn lại của ban chấp hành VFF thì cuộc phiêu lưu của ông Nghĩa chấm dứt tại VFF, dù thực tế từ lúc này phó chủ tịch chuyên môn Trần Quốc Tuấn đã bắt tay làm thay việc của ông Nghĩa như “một cách chữa cháy”.
Một sự so sánh có thế này, người tiền nhiệm của ông Cấn Văn Nghĩa từng nộp đơn xin nghỉ sau khi U22 Việt Nam thua ở SEA Games 29. Bầu Đức trọng danh dự, nói đi đôi với làm. Nhưng VFF vẫn giữ bầu Đức làm đến hết nhiệm kỳ. Bầu Đức không thể nghỉ và VFF có “một món lời thế kỷ” là HLV Park Hang Seo.
Bầu Đức từng xin nghỉ nhưng không thành, nhờ đó mang về HLV Park Hang Seo cho VFF.
Câu chuyện từ chức ở VFF thì không hiếm gặp nhưng bầu Đức xin nghỉ thì số đông níu giữ, còn ông Cấn Văn Nghĩa xin từ chức thì chưa thấy ai bày tỏ ý kiến muốn giữ lại. Đó là nỗi buồn lớn cho ông Nghĩa khi từng có 36 phiếu bầu làm phó chủ tịch VFF nhưng ngày xin từ chức thì…
Sự khác biệt này cho thấy, VFF cần những người như bầu Đức, còn ông Cấn Văn Nghĩa nghỉ thì cách đơn giản là tìm người khác thay. Thậm chí, đa số người hâm mộ đều cảm nhận quyết định từ chức của ông Nghĩa là đúng, nên làm như thế mới tốt cho bóng đá Việt Nam.
Một nỗi buồn khác của ông Cấn Văn Nghĩa khi từ chức là không có được sự bằng lòng của người hâm mộ, hay chính những người ở VFF. Người làm bóng đá thiếu sự tín nhiệm thì rất khó làm, chứ chưa cần xét đến các yếu tố khác như năng lực, kinh nghiệm…
Thế mới thấy rằng, VFF không cần người có bằng cấp, đúng hơn tiêu chí đầu tiên không phải chuyện tấm bằng cử nhân, đó phải là sự bằng lòng của người hâm mộ và những người làm bóng đá. Chỉ số này nằm ở sự tín nhiệm, năng lực, đẳng cấp và tâm huyết với bóng đá nước nhà.
Và trước khi ông Cấn Văn Nghĩa từ chức thì thử hỏi có ai ở Liên đoàn bóng đá Việt Nam dám phản biện, dám nói lên năng lực của vị phó chủ tịch tài chính VFF cho dư luận biết?
Người duy nhất dám nói thẳng, dám phản biện, dám nhìn vào sự thật lại là “người ngoài” quen thuộc trong mắt người hâm mộ: Bầu Đức. Không chỉ một lần mà rất nhiều lần.
Sự phản biện để nêu mặt trái, cái sai trong bóng đá là rất cần thiết. VFF bây giờ đang thiếu 1 người dám nói, dám làm như bầu Đức. Đặc biệt, bầu Đức không chỉ phản biện mà còn cống hiến rất nhiều cho bóng đá, trong lúc khó khăn vẫn bỏ tiền túi trả lương cho HLV Park Hang Seo. Tiếc rằng ông chủ CLB HAGL sau vụ tiêu chí bằng cử nhân đã xác định không còn mặn mà làm ở VFF.
Cựu phó Tổng thư ký VFF - Dương Nghiệp Khôi từng nói rằng: “VFF là tổ chức xã hội chứ không phải cơ quan nhà nước mà yêu cầu bằng cấp. VFF và bóng đá là cần người tài giỏi, có tâm, có tầm để giúp bóng đá phát triển chứ bằng cấp, có hay không cũng không quan trọng…
Anh Ba Đức là người tài giỏi. Ai cũng biết anh ấy đi lên từ 2 bàn tay trắng và không có bằng đại học. Thế thì cái quy định này chẳng khác nào “đóng cánh cửa” của anh Đức nếu như anh ấy muốn ứng cử…
Tôi nhấn mạnh, bóng đá Việt Nam cần người tài giỏi, có tâm và có tầm, dám nghĩ dám làm như anh Đức. Còn bằng cấp, nó không quan trọng với một người như anh ấy”.
Người ra đi ngẩng cao đầu, hiên ngang và lẫy lừng nhưng không muốn quay lại, kẻ ra đi trong ồn ào nhưng chưa thấy ai muốn níu giữ. Hai cuộc chia tay rõ ràng đọng lại nhiều điều suy ngẫm cho người hâm mộ.
Một nỗi lo xa là chuyện ai thay thế ông Cấn Văn Nghĩa. Nếu thêm một lần niềm tin đặt sai chỗ thì hậu quả thật khó lường.
Văn Nhân (Saostar)

Có thể bạn quan tâm

Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.
Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.