Vaccine Nano Covax liều 25mcg đạt tỉ lệ 100% người tiêm sinh miễn dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vaccine Nano Covax cho thấy, trong 3 mức liều được đưa vào sử dụng, liều 25mcg có hiệu quả bảo vệ cao nhất với tỉ lệ 100% người tiêm sinh miễn dịch.

Vaccine Nano Covax do Công ty Nanogen nghiên cứu và sản xuất. Ảnh: Lao Động
Vaccine Nano Covax do Công ty Nanogen nghiên cứu và sản xuất. Ảnh: Lao Động
Sáng 26.4, thông tin từ nhóm nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 Nano Covax do Công ty Nanogen nghiên cứu, phát triển, vaccine đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 cho thấy: Trong 3 mức liều được đưa vào sử dụng, liều 25mcg có hiệu quả bảo vệ cao nhất với tỉ lệ 100% người tiêm sinh miễn dịch.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vaccine Nano Covax được tiến hành trên 560 người chia làm 4 nhóm, tiêm 3 mức liều 25mcg, 50mcg và 75mcg cùng 1 nhóm tiêm giả dược. Tuy nhiên, đến mũi 2, có 554 người thử nghiệm do 6 người rút khỏi danh sách vì lý do khách quan.
Kết quả cho thấy, cả 3 mức liều đều đảm bảo độ an toàn. 100% người được tiêm 3 mức liều kể trên đều sinh miễn dịch ở các mức độ khác nhau.
Về chỉ số kháng thể trung hòa virus (khả năng tiêu diệt virus xâm nhập sau tiêm vaccine), mức liều 25mcg đạt cao nhất với trên 90% ở 14 ngày sau tiêm mũi 2 (tức 42 ngày sau tiêm mũi đầu tiên). 2 mức liều còn lại đạt xấp xỉ liều 25mcg nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Dự kiến ngày 27.4 tới đây, nhóm nghiên cứu sẽ báo cáo Hội đồng đạo đức y sinh của Bộ Y tế, đồng thời đề xuất phương án triển khai nghiên cứu giai đoạn 3. Theo báo cáo, dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 từ ngày 5.5 tới.
Ở giai đoạn 3, nhóm nghiên cứu sẽ báo cáo Bộ Y tế, đề nghị thử nghiệm trên nhóm lớn người tình nguyện từ 10.000 - 15.000 người cả ở Việt Nam và nước ngoài. Giai đoạn này chỉ sử dụng 1 mức liều hiệu quả nhất là liều 25mcg, mỗi người tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày. Tất cả đề xuất này sẽ được trình hội đồng xem xét.
Vaccine phòng COVID-19 Nano Covax bắt đầu thử nghiệm trên người từ ngày 17.12.2020, đến nay đã hoàn tất giai đoạn 2, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 3 là giai đoạn thử nghiệm cuối trước khi vaccine được ra thị trường.
Đối với vaccine Nano Covax, sau khi kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 100% người được tiêm đều an toàn, sinh kháng thể với nồng độ cao, có tác dụng bảo vệ tốt và được thử nghiệm hiệu quả trên các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 như chủng phát hiện ở Anh.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đại diện Bộ Y tế cho hay, vaccnine Nano Covax sẽ được nghiên cứu giai đoạn 3 từ tháng 5-9.2021 và được nghiệm thu kết quả vào khoảng tháng 9.2021.
Căn cứ vào kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đến thời điểm hiện tại, tất cả chuyên gia đều rất lạc quan cho rằng, nếu thuận lợi, thậm chí cuối quý 3/2021 sẽ hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vaccine phòng COVID-19 Nano Covax, rút ngắn tiếp 3 tháng so với kế hoạch dự kiến trước đó.
THÙY LINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?