Vắc xin Sinopharm hiệu quả chống lại biến thể Delta

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghiên cứu được thực hiện ở Sri Lanka vừa công bố trên chuyên trang khoa học sức khỏe medRxiv cho biết vắc xin Sinopharm BBIBP-CorV (ảnh) do Công ty Sinopharm Beijing (Trung Quốc) sản xuất có hiệu quả chống lại biến thể Delta.

Ảnh: REUTERS
Ảnh: REUTERS


Các nhà khoa học tại Đại học Sri Jayewardenepura (Sri Lanka) phát hiện hơn 95% trong số 282 người tham gia nghiên cứu đã phát triển kháng thể trong vòng 2 tuần sau khi tiêm mũi thứ hai BBIBP-CorV. Trong số đó, 81% người tham gia đã phát triển các kháng thể đặc hiệu có khả năng vô hiệu hóa vi rút ở các mức độ tương tự như các kháng thể được thấy sau khi nhiễm SARS-CoV-2.

Ngày 2.8, Bộ Y tế của UAE đã phê duyệt vắc xin Sinopharm để sử dụng cho trẻ em từ 3 - 17 tuổi. Quyết định này được đưa ra sau một cuộc thử nghiệm lâm sàng và đánh giá sâu rộng trên 900 trẻ em ở Abu Dhabi.

UAE đã thực hiện thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 31.000 người đối với vắc xin Sinopharm do Công ty dược phẩm Sinopharm và Công ty công nghệ Group 42 có trụ sở tại Abu Dhabi liên doanh sản xuất. Các thử nghiệm thời gian qua ở UAE cho thấy vắc xin này có hiệu quả 86% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm. Sau khi ghi nhận thêm các dữ liệu, nhà sản xuất đã điều chỉnh hiệu quả của vắc xin thành 79,34%.

Đáng chú ý, các bác sĩ ở UAE cho biết hệ thống miễn dịch phản ứng rất mạnh khi tiêm đủ 2 liều vắc xin Sinopharm và sau đó tiêm nhắc lại bằng vắc xin Pfizer/BioNTech.

Tiến sĩ Nawal Al Kaabi, Chủ tịch Ủy ban Quản lý lâm sàng Covid-19 UAE, cho biết không ghi nhận trường hợp nhập viện cần chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong trong số những người đã được tiêm ngừa Sinopharm ở Abu Dhabi. Bà cũng cho biết các bệnh nhân sau khi tiêm đủ 2 liều vắc xin hầu hết đều không có triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ.

Tiến sĩ Sally Mahmoud, Giám đốc Phòng thí nghiệm Biogenix Labs tại Abu Dhabi, cho biết một số người mà họ đang theo dõi vẫn có kháng thể sau gần 8 tháng, nhưng ở những người khác có sự sụt giảm kháng thể sau một vài tháng. Các ước tính hiện tại của chính phủ UAE cho thấy hai liều vắc xin Sinopharm có thể cung cấp khả năng miễn dịch trong 4 - 6 tháng.

Theo Reuters, quốc gia vùng Vịnh này hiện có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới với khoảng 78,95% dân số (tương đương 9 triệu người) đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin và 70,75% được tiêm chủng đầy đủ tính đến ngày 1.8.

Theo Xuân Thu Thủy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.