Ưu tiên phát triển công nghiệp, thương mại-dịch vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chư Sê lần thứ X (nhiệm kỳ 2020-2025), P.V Báo Gia Lai điện tử đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Tâm-Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nhiệm kỳ qua và giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

* P.V: Xin ông cho biết những kết quả nổi bật trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà huyện Chư Sê đạt được trong nhiệm kỳ 2015-2020?

 

Ông Nguyễn Hữu Tâm. Ảnh: Q.T
Ông Nguyễn Hữu Tâm. Ảnh: Q.T

- Ông NGUYỄN HỮU TÂM: Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Chư Sê đã đoàn kết, phát huy trí tuệ, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chính trị mà Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX đã đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, đến năm 2020 ngành nông-lâm nghiệp, thủy sản chiếm 33,85%; công nghiệp-xây dựng chiếm 34,48%; thương mại-dịch vụ chiếm 31,67%. So với đầu nhiệm kỳ, tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp, thủy sản giảm 3,15%; công nghiệp-xây dựng tăng 1,98%; thương mại-dịch vụ tăng 1,17%.

Trong đó, ngành công nghiệp-xây dựng có bước phát triển đột phá, các hoạt động sản xuất công nghiệp-xây dựng diễn ra ổn định và tăng trưởng cao. Quy mô và chất lượng cơ sở sản xuất công nghiệp ngày càng nâng lên, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 9,87%, giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng đến năm 2020 đạt 3.942 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2015 và tăng 4,7% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ IX đề ra.

Bên cạnh đó, ngành thương mại-dịch vụ phát triển, ngày càng có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 9,82%, giá trị sản xuất ngành thương mại-dịch vụ đến năm 2020 đạt 3.621 tỷ đồng, tăng 60,08% so với năm 2015 và tăng 2,8% so với Nghị quyết Đại hội IX đề ra. Ngành du lịch từng bước hình thành và phát triển. Đặc biệt, điểm du lịch sinh thái thác Phú Cường đang được đầu tư và khai thác có hiệu quả, bước đầu xây dựng và hình thành tuyến du lịch kết nối thác Phú Cường (huyện Chư Sê) xuống hồ Ayun Hạ và Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (huyện Phú Thiện). Nhờ đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2015-2020 đạt 1.003 tỷ đồng, bình quân đạt 200,6 tỷ đồng/năm, tăng 628 tỷ đồng so với Nghị quyết Đại hội IX đề ra. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 56,7 triệu đồng/năm, tăng 42,8% so với năm 2015 và tăng 14,08% so với Nghị quyết Đại hội IX đề ra.

* P.V: Để tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại-dịch vụ, góp phần đưa nền kinh tế địa phương ngày càng tăng trưởng, huyện cần tập trung những giải pháp gì, thưa ông?

- Ông NGUYỄN HỮU TÂM: Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện xác định sẽ thu hút đầu tư vào phát triển Khu Công nghiệp Nam Pleiku, Cụm Công nghiệp Chư Sê, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo cũng như du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong giai đoạn 2020-2025 theo hướng công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ và nông-lâm nghiệp, thủy sản. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 27,3%; công nghiệp-xây dựng tăng 39,01%; thương mại-dịch vụ tăng lên 33,69%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 85,15 triệu đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 đạt 1.476 tỷ đồng…

1. Chư Sê đã phát huy được các nguồn lực, tạo tiền đề cho kinh tế-xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh đảm bảo, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh- Ảnh Trần Dung
Thị trấn Chư Sê ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Trần Dung


Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng dần quy mô trong sản xuất. Đồng thời, tập trung kêu gọi đầu tư vốn phát triển Khu Công nghiệp Nam Pleiku và Cụm Công nghiệp Chư Sê, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, nông cụ, phân bón, hàng tiêu dùng gắn với vùng nguyên liệu sẵn có; đẩy mạnh và tạo điều kiện phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu không nung, tạo việc làm cho lao động tại chỗ. Đầu tư công nghiệp năng lượng tái tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn; nâng cấp chợ các xã, đặc biệt là các chợ của thị trấn, góp phần phục vụ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của nông dân trên địa bàn.

Đồng thời, kêu gọi đầu tư các khu du lịch hiện có trên địa bàn huyện và đẩy mạnh thực hiện tuyến du lịch kết nối thác Phú Cường (huyện Chư Sê) xuống hồ Ayun Hạ và Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (huyện Phú Thiện), sớm đưa vào hoạt động. Tiếp tục phát huy vai trò của Hội Doanh nghiệp huyện Chư Sê; tổ chức đối thoại, gặp gỡ với các doanh nghiệp, hợp tác xã để kịp thời tiếp nhận ý kiến phản ánh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện công khai, minh bạch và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính ở tất cả các ngành, các cấp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư.

* P.V: Xin cảm ơn ông!

QUANG TẤN (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.