Ưu tiên ba nhiệm vụ chính để phát triển vùng Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ba nhiệm vụ chính nhằm phát triển vùng Tây Nguyên gồm hoàn thiện, kết nối hạ tầng giao thông cho toàn vùng, xây dựng cơ chế phối hợp thu hút đầu tư và chiến lược phát triển nông nghiệp theo chuỗi.
Một góc đường phố xanh tại thành phố Buôn Ma Thuột. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Một góc đường phố xanh tại thành phố Buôn Ma Thuột. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Sáng 20/9, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị Điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ nhất.

Cùng dự còn có lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng các sở, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.

Tại Hội nghị, đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư đã báo cáo về một số nội dung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên và kế hoạch hoạt động trong các tháng cuối năm 2023 để lấy ý kiến đóng góp của các bộ ngành, địa phương.

Bộ đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù cần ưu tiên thực hiện sớm gồm: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; các chính sách về phát triển kinh tế rừng, giải quyết có hiệu quả đất ở, đất sản xuất cho người dân; công tác quản lý và bảo vệ môi trường; các chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, du lịch, phát triển nguồn nhân lực...

Trong số các nhiệm vụ cần triển khai, nhiệm vụ đầu tiên là nghiên cứu các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, huy động hiệu quả nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông.

Đồng thời, ưu tiên phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông như tuyến cao tốc Quy Nhơn-Pleiku, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa-Chơn Thành, Tân Phú-Bảo Lộc, Bảo Lộc-Liên Khương; nghiên cứu đầu tư các dự án cao tốc Bắc-Nam phía Tây (Ngọc Hồi-Pleiku, Pleiku-Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột-Gia Nghĩa); mở rộng, nâng cấp các cảng Hàng không Liên Khương, Pleiku, Buôn Ma Thuột…

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân 5 tỉnh Tây Nguyên đề xuất nhiều ý kiến về các cơ chế, chính sách cho phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên. Hầu hết các địa phương đều đề xuất có cơ chế sớm xây dựng, hoàn thiện hạ tầng giao thông (về đường bộ, hàng không) tạo sự liên kết vùng chặt chẽ giữa các tỉnh, hình thành một mạng lưới giao thông, hạ tầng logistics hoàn chỉnh giúp các tỉnh Tây Nguyên phát triển kinh tế, nhất là du lịch xanh, nông nghiệp tuần hoàn.

Ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, Quốc lộ 27 nối Lâm Đồng với Đắk Lắk và Ninh Thuận xuống cấp trầm trọng dù chỉ vài chục km suốt nhiều năm nay nhưng do vướng cơ chế nên vẫn chưa được khắc phục.

Thực trạng này gây nhiều khó khăn, bức xúc cho người dân khi lưu thông qua tuyến đường huyết mạch này. Địa phương mong muốn được gỡ khó về cơ chế, chính sách để tự đầu tư kinh phí sửa chữa trong khi chờ đợi vốn từ Bộ Giao thông Vận tải.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận định Hội nghị như là sự khởi đầu để Hội đồng Điều phối vùng cùng xây dựng cơ chế riêng để phát triển toàn vùng.

Trong đó, trước mắt sẽ ưu tiên cho ba nhiệm vụ chính gồm hoàn thiện, kết nối hạ tầng giao thông cho toàn vùng, tiếp đó liên kết với các vùng, địa phương lân cận.

Các tỉnh Tây Nguyên cần xây dựng cơ chế để phối hợp trong việc thực hiện thu hút, xúc tiến đầu tư với nguyên tắc vì sự lợi ích chung của toàn vùng.

Nhiệm vụ quan trọng không kém chính là chiến lược phát triển nông nghiệp theo chuỗi, từ việc xây dựng vùng nguyên liệu, hệ thống nhà máy sản xuất để tận dụng lợi thế của khu vực.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thực tế, hành lang pháp lý đã có đủ và 3 nhiệm vụ chính trên sẽ sớm được triển khai, sau đó sẽ đẩy mạnh thực hiện trong 2 năm tiếp theo để kịp thời hạn đề ra. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trước mắt và lưu ý một số vấn đề về biến đổi khí hậu, công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Tây Nguyên.

Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định số 827/QĐ-TTg ngày 11/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ, do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Chủ tịch.

Hội đồng Điều phối vùng là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

Tây Nguyên là địa bàn địa chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước.

Toàn vùng đã đạt được nhiều kết quả to lớn, rất quan trọng như GRDP bình quân đầu người năm 2022 gấp 11 lần so với năm 2002, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2002-2020 đạt gần 8%/năm và cao nhất so với các vùng.

Tuy nhiên, quy mô kinh tế vùng Tây Nguyên còn những hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/uu-tien-ba-nhiem-vu-chinh-de-phat-trien-vung-tay-nguyen/895420.vnp

Có thể bạn quan tâm

Thắt chặt tình đoàn kết hai bên biên giới Việt Nam-Campuchia

Thắt chặt tình đoàn kết hai bên biên giới Việt Nam-Campuchia

(GLO)- Nằm trong chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia, ngày 3 và 4-12 vừa qua, thừa ủy quyền của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp tổ chức chương trình trao học bổng “Nâng bước em tới trường” và cấp bò giống cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai và tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia).
Thủ tướng: Tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện tốt "3 thông"

Thủ tướng: Tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện tốt "3 thông"

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện tốt "3 thông", gồm cơ chế, chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý, sắp xếp, điều hành thông minh;… Thủ tướng cũng lưu ý: "Tỉnh Thanh Hóa theo tôi mong muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt".
Phiên làm việc đầu tiên kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

Phiên làm việc đầu tiên kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)-

Sáng 6-12, sau phiên khai mạc kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII, các đại biểu nghe đại diện HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và một số ban, ngành báo cáo tình hình hoạt động năm 2023 và mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác.

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, an toàn, lành mạnh

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, an toàn, lành mạnh

(GLO)- Ngày 5-12, UBND tỉnh Gia Lai có văn bản triển khai Công điện số 1177/CĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
6 tập thể, cá nhân thuộc Công an tỉnh Gia Lai được khen thưởng

6 tập thể, cá nhân thuộc Công an tỉnh Gia Lai được khen thưởng

(GLO)- Trong tháng 11-2023, lực lượng Công an toàn tỉnh đã nỗ lực triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp công tác, tăng cường bám nắm địa bàn, chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động phục hồi FULRO, “Tin lành Đê ga”, trốn ra nước ngoài; đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023, được UBND tỉnh và các sở, ngành đánh giá cao.

Gia Lai: Giao UBND xã quản lý, vận hành, bảo trì công trình đầu tư quy mô nhỏ

Gia Lai: Giao UBND xã quản lý, vận hành, bảo trì công trình đầu tư quy mô nhỏ

(GLO)- Ngày 4-12, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 43/2023/QĐ-UBND ban hành Quy định việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai-Kon Tum: Sẽ tiếp nhận dự án cấp tín dụng đầu tư của Nhà nước

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai-Kon Tum: Sẽ tiếp nhận dự án cấp tín dụng đầu tư của Nhà nước

(GLO)- Kể từ ngày 22-12, hầu hết dự án tổ chức thực hiện tại 2 tỉnh Gia Lai-Kon Tum (trừ lĩnh vực nhiệt điện than, sản xuất xi măng, sắt thép) đều thuộc đối được tài trợ tín dụng đầu tư của Nhà nước qua Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai-Kon Tum.
Tình nguyện viên nông nghiệp quốc tế: Cơ hội trải nghiệm quý giá

E-magazineTình nguyện viên nông nghiệp quốc tế: Cơ hội trải nghiệm quý giá

(GLO)- “Bạn lên đây sẽ phải vất vả với công việc nhà nông, cho chó mèo, gà vịt ăn. Bạn cũng sẽ phải dọn phân bò thiệt đó!”-ấy là những “cảnh báo” không mấy dễ chịu của bạn trẻ Trần Thị Kim Phùng Thủy-Chủ nông trại Moon’s Coffee Farm (số 1418 Trường Chinh, TP. Pleiku) dành cho các tình nguyện viên (TNV) đến từ nhiều nước trên thế giới. Vậy nhưng, nhiều người vẫn sẵn lòng đến nông trại này với mong muốn trải nghiệm cách thức làm nông nghiệp xanh, hòa mình vào thiên nhiên trong lành.

Gia Lai: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12,09% xuống còn 8,11%

Gia Lai: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12,09% xuống còn 8,11%

(GLO)- Chiều 1-12, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), các đồng chí Tỉnh ủy viên: Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025; Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025 đồng chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Sở Xây dựng giám sát hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Kông Chro

Sở Xây dựng giám sát hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Kông Chro

(GLO)- Trong 3 ngày (từ 29-11 đến 1-12), đoàn công tác của Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai đã tổ chức giám sát việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại thị trấn Kông Chro và các xã: Yang Trung, Đak Pơ Pho, Chơ Glong và Đak Pling (huyện Kông Chro).