Ứng dụng công nghệ cao để giới thiệu văn hóa Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân trên toàn thế giới, thông tin trên mạng internet được lan tỏa rất nhanh.

Đây cũng là môi trường thuận lợi để ứng dụng vào việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh văn hóa đặc sắc của một vùng đất, qua đó níu chân du khách gần xa.

Xây dựng linh vật cho Phố núi

Là một thành phố đang phát triển của Việt Nam và hướng tới mục tiêu trở thành “đô thị thông minh, cao nguyên xanh vì sức khỏe”, Pleiku không thể thiếu những món quà mang tính biểu tượng dành cho các nhà đầu tư và du khách. Món quà ấy không chỉ có tính chất lưu niệm mà còn phải thể hiện được bản sắc văn hóa độc đáo của Pleiku trong mắt bạn bè quốc tế. Với văn hóa đặc sắc, chúng ta có thể tạo ra những vật phẩm biểu tượng cho Pleiku để làm món quà lưu niệm mang âm hưởng núi rừng Tây Nguyên.

Với văn hóa đặc sắc, chúng ta có thể tạo ra những vật phẩm biểu tượng cho Pleiku để làm món quà lưu niệm mang âm hưởng núi rừng Tây Nguyên. Ảnh tư liệu

Với văn hóa đặc sắc, chúng ta có thể tạo ra những vật phẩm biểu tượng cho Pleiku để làm món quà lưu niệm mang âm hưởng núi rừng Tây Nguyên. Ảnh tư liệu

Quốc gia thành công với cách làm này là Nhật Bản. Đây có thể xem là nơi linh vật địa phương thể hiện được rất nhiều vai trò của mình. Những linh vật ngộ nghĩnh, đáng yêu của các vùng miền ở Nhật Bản như: Hokkaido, Tohoku, Kanto, Chubu, Kansai… góp phần không nhỏ vào sự phát triển du lịch. Các thành phố nổi tiếng như: Kyoto, Osaka… cũng có linh vật của riêng mình.

Mỗi linh vật đều có hình ảnh, câu chuyện riêng gắn liền với nét văn hóa đặc trưng của địa phương đó. Không chỉ phát triển về du lịch, linh vật địa phương cũng chính là cách để chính quyền địa phương đưa thông tin đến với người dân một cách gần gũi, thân thiện nhất.

Những linh vật này cũng có mặt trên rất nhiều sản phẩm từ bao bì hàng tiêu dùng, thực phẩm cho đến thế giới đồ lưu niệm. Đó là cách nâng tầm hình ảnh của người Nhật và cho đến nay họ đã gặt hái thành công lớn.

Còn đối với phố núi Pleiku, chúng ta có thể xem xét các yếu tố để chọn ra một linh vật. Tất nhiên sẽ phải có sự cho phép và có lộ trình, hướng đi cụ thể và lấy ý kiến cũng như ý tưởng của người dân hoặc có thể mở cuộc thi sáng tạo linh vật cho thành phố.

Khi đã chọn được linh vật thì chúng ta sẽ có hình ảnh độc đáo, tạo nên những món quà ý nghĩa để giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế. Đặc biệt, món quà đó cũng cần được đại diện giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc sinh sống tại Pleiku.

Hình ảnh linh vật cũng có thể xuất hiện trên các sản phẩm công nghệ cao như: USB, chuột máy tính, vòng tay thông minh… vừa sáng tạo, nhỏ gọn lại mang tính ứng dụng cao. Hiện nay, trên thị trường chưa có nhiều nơi chuyên làm những món quà công nghệ cao để quảng bá cho địa phương. Do vậy, đây có thể là ý tưởng tiềm năng, cần đầu tư thời gian nghiên cứu.

Phát triển bảo tàng ảo

Du lịch là ngành kinh tế dựa nhiều vào cảm giác ban đầu. Cảm giác ban đầu ấy có thể xuất phát từ cảm nhận thông qua thực tế ảo. Trưng bày bảo tàng nhờ ứng dụng khoa học công nghệ có thể khiến con người mong muốn được tham quan bảo tàng thực tế hay trực tiếp khám phá một vùng đất trong tương lai.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (ảnh nguồn NDO)

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (ảnh nguồn NDO)

Những kiến thức sống động nhất về văn hóa của Gia Lai nói chung, TP. Pleiku nói riêng được hội tụ tại Bảo tàng tỉnh. Hàng trăm hiện vật, tư liệu, hình ảnh được trưng bày tại đây chính là kho tàng quý giá, chứng minh sức hút của một vùng đất đến với du khách gần xa. Mà cách làm hữu hiệu nhất chính là phát triển loại hình bảo tàng ảo.

Đây là vấn đề cần có sự hy sinh về mặt kinh tế. Bởi lẽ, lợi ích không được quy ra thành tiền ngay mà sẽ thu về những thứ vô giá như hình ảnh, văn hóa; góp phần thu hút khách du lịch trong thời đại công nghệ cao.

Công nghệ tương tác ảo 3D ở các bảo tàng đã trở nên phổ biến và cũng đã có ở Việt Nam. Gần đây, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã đưa công nghệ này vào phục vụ khách tham quan, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách.

Công nghệ thực tế ảo không thể chân thực như quan sát trực tiếp nhưng nó cũng góp phần không nhỏ vào công tác bảo tồn văn hóa. Thiết nghĩ, TP. Pleiku cũng cần quan tâm đến việc xây dựng bảo tàng ảo nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh, nét văn hóa đặc sắc của mình đến với du khách gần xa.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Gia Lai tập trung nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt quan điểm, định hướng, phát huy tinh thần “1 mục tiêu”, “2 trụ cột”, “3 đột phá”, “4 không”, “5 đẩy mạnh, tăng cường” nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn triển khai thí điểm sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên VNeID

(GLO)- Sáng 8-11, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai kế hoạch số 2597/KH-UBND của UBND tỉnh Gia Lai về thí điểm thực hiện sổ sức khoẻ điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.