Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn: "Doanh số bán hàng hiệu tăng 15% do giới nhà giàu chưa gặp khó"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết doanh số bán hàng hiệu trong thời gian dịch Covid-19 tăng 15% do giới nhà giàu vẫn chưa gặp khó. Các quý ông, quý bà không đi du lịch, công ty đã tiếp thị và bán hàng hiệu tại nhà.


Trong khi các doanh nghiệp đều thấm đòn và chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19 thì ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) lại tiết lộ việc bán hàng hiệu rất ấn tượng trong 8 tháng đầu năm.

Ông cho biết mảng kinh doanh hàng hiệu thậm chí trái ngược 100% so với các lĩnh vực khác, bởi Covid-19 khiến nhóm người giàu, đại gia không bay sang Singapore, Hong Kong, nước ngoài mà ngồi tại Việt Nam mua hàng hiệu.

 

Ông Hạnh Nguyễn tiết lộ doanh số bán hàng hiệu trong thời gian dịch tăng 15% do giới nhà giàu vẫn chưa gặp khó.
Ông Hạnh Nguyễn tiết lộ doanh số bán hàng hiệu trong thời gian dịch tăng 15% do giới nhà giàu vẫn chưa gặp khó.



"Người nghèo khó khăn nhưng người giàu đâu có khó khăn. Tôi tung nhân viên ra hết, gửi những sản phẩm mới từ Pháp, Luân Đôn. Chúng tôi gửi hình cho họ nói chúng em có tại Việt Nam đây chị, chị cần, chúng em mang đến ngay. Nhờ vậy, doanh số tăng 15% chứ không đi xuống. Đây là những điều không tưởng", ông Hạnh Nguyễn tiết lộ.

Chủ tịch IPP cho rằng đây là một tin vui "trong nguy có cơ". Ngoài việc doanh thu tăng 15% thì "ông trùm" hàng hiệu cũng cắt giảm được 20% chi phí do không mở cửa hàng và được giảm tiền thuê mặt bằng, nhờ đó vẫn có lãi.

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương do ông Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch đang là đối tác phân phối độc quyền của hơn 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, chiếm 70% thương hiệu thời trang và mỹ phẩm cao cấp tại Việt Nam, trong đó có nhiều cái tên nổi bật như Rolex, Burberry, D&G, Versace…

Tuy nhiên, ông Hạnh cũng thừa nhận hai mảng chịu tác động nặng nề vì dịch Covid-19 nhất là Nhà ga Sân bay quốc tế Cam Ranh và Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).

Cụ thể, Nhà ga Sân bay quốc tế Cam Ranh thiệt hại nặng nhất, hơn cả SASCO do chỉ tập trung hoàn toàn vào khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch, hoạt động xúc tiến đầu tư tại sân bay này cũng được đẩy nhanh hơn.

"May mắn trước đó có lãi rất cao, chúng tôi không chia lãi, làm quỹ dự phòng nên sân bay quốc tế Cam Ranh cho tới 5 năm nữa vẫn an toàn", ông Hạnh nhận định.

Riêng SASCO có hai mảng nội địa và quốc tế, do quốc tế không có việc làm nên toàn bộ nhân viên được chuyển sang chia sẻ với mảng nội địa. Trước đây làm việc từ 8-12 tiếng đồng hồ thì giảm xuống 6 tiếng để ai cũng có việc để làm, không sa thải người lao động.

"Tổng công ty chúng tôi có quỹ dự phòng hơn 2.000 tỷ, chúng tôi giữ lại, khi nào cần sẽ tung ra. Đây là thời điểm cần tung nhưng chúng tôi xác định cũng không cần tung ra bởi các công ty đã tự cân đối được, ngay cả trường hợp bị ảnh hưởng nặng nhất là Cam Ranh và SASCO", ông nói.

Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương cũng chia sẻ quan điểm về các gói hỗ trợ của Chính phủ hiện nay tới cộng đồng doanh nghiệp.

Ông đề xuất Chính phủ cần nhanh chóng gỡ khó cho những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề: "Nên cứu doanh nghiệp đang chìm xuống, những doanh nghiệp lớn không cần chia, ông mạnh chạy được".

Đồng thời, càng không thể để xảy ra tình trạng gói 62.000 tỷ đồng vẫn còn đó trong khi nhiều doanh nghiệp sống dở chết dở. Chính phủ và các cơ quan liên quan có thể đẩy mạnh đàm phán các hiệp định thương mại tự do mạnh mẽ hơn nữa để tạo động lực nâng đỡ các doanh nghiệp Việt Nam.



https://danviet.vn/ty-phu-johnathan-hanh-nguyen-doanh-so-ban-hang-hieu-tang-15-do-gioi-nha-giau-chua-gap-kho-20200929090753855.htm

Theo HỒNG PHÚC (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.