Tuần làm việc thứ 3 của Quốc hội với tâm điểm chất vấn và trả lời chất vấn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 3/6, Quốc hội khóa XV bước sang tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 7 với nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trong tuần làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: QH

Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trong tuần làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: QH

Đáng chú ý, trong tuần làm việc này, Quốc hội dành 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn tập trung vào 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, công thương, kiểm toán, văn hóa thể thao và du lịch. Phiên chất vấn sẽ bắt đầu từ sáng 4/6 đến hết sáng 6/6.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi, giám sát.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ chất vấn 4 nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kiểm toán, Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Theo chương trình, từ 9 giờ 50 phút đến 11 giờ 20 phút ngày 6/6, Thủ tướng Chính phủ (hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ được ủy quyền) làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục chương trình làm việc đợt 1 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (3/6), Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ 12 với nhiều nội dung quan trọng.

Trong phiên làm việc buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 .

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.

Quốc hội tiếp tục với phần thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); đại diện Chính phủ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Phiên làm việc buổi chiều bắt đầu với phần trình bày Tờ trình về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Chương trình làm việc tiếp tục với phần thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; đại diện Chính phủ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 được xác định là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Chương trình nhằm tập trung một số nội dung về phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực văn hóa.

Với Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, qua 5 năm tổ chức triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai, thực hiện Luật đã phát sinh một số bất cập, hạn chế, vướng mắc: Về khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 đã bộc lộ hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các nội dung trên nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân.

Có thể bạn quan tâm

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 10-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tiến hành thảo luận tổ. Các đại biểu đã chia thành 5 tổ, tập trung phân tích, thảo luận những những tồn tại, hạn chế nhằm khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Ayun Pa tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình chị Nay H'Nỡi (thứ 7 từ trái sang, buôn Hiao, xã Chư Băh). Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa lan tỏa tinh thần tương thân tương ái từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Phát huy truyền thống tương thân tương ái, thị xã Ayun Pa, Gia Lai đã vận động người dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”. Nhiều ngôi nhà “Đại đoàn kết” được xây dựng, hàng trăm gia đình được giúp đỡ, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.