Từ ngày 4 đến 6-8 diễn ra Giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 4 đến ngày 6-8, TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) và Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng đồng tổ chức chương trình Giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản lần thứ 19.

Năm 2023 là năm đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam với nhiều sự kiện giao lưu văn hóa giữa hai nước sẽ được diễn ra như một phần của dự án công nhận kỷ niệm đó.

Các hoạt động chính bao gồm tái hiện đám rước Công nữ Ngọc Hoa, chương trình âm nhạc trong lễ khai mạc, triển lãm tranh, triển lãm ảnh, gấp giấy origami, thư pháp, trà đạo, cắm hoa, triển lãm tranh sơn mài, cuộc thi cosplay…

Nhiều hoạt động nằm trong chương trình Giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản sẽ được tổ chức tại khu vực phố cổ. Ảnh: Phương Vi

Nhiều hoạt động nằm trong chương trình Giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản sẽ được tổ chức tại khu vực phố cổ. Ảnh: Phương Vi

Tại khu phố cổ dự kiến sẽ tổ chức các trò chơi và bố trí các gian hàng ẩm thực Nhật-Việt, chợ phiên Hội An…

Tại gian hàng của Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng sẽ giới thiệu bộ truyện tranh lịch sử đặc biệt kỷ niệm 50 năm “Công nữ Anio”. Đây là câu chuyện về chàng thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro và công chúa Ngọc Hoa lấy bối cảnh ở Hội An 400 năm trước.

Ngoài ra trong lễ khai mạc vào ngày 5-8 sẽ giới thiệu trích đoạn Opera “Công nữ Anio”-vở Opera kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật-Việt sẽ ra mắt tại Nhà hát lớn Hà Nội vào tháng 9 năm nay.

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.