Từ hành động của Trung Quốc, WHO tìm ra nguồn gốc Covid-19?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ông Peter Daszak, thành viên phái đoàn điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO, cho biết các trang trại động vật hoang dã ở miền Nam Trung Quốc nhiều khả năng là nguồn gốc gây ra đại dịch.
Trong chuyến đi đến đó, ông Peter Daszak cho biết nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tìm thấy bằng chứng mới cho thấy các trang trại động vật hoang dã này cung cấp động vật cho những người bán tại chợ Hoa Nam ở TP Vũ Hán. Theo ông Peter Daszak, Trung Quốc đóng cửa các trang trại động vật hoang dã đó vào tháng 2-2020.
Ông Peter Daszak nói với đài NPR rằng hướng xử lý của chính phủ Trung Quốc là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy nước này nghĩ rằng những trang trại đó là nơi có khả năng nhất để virus SARS-CoV-2 ở dơi tại miền Nam Trung Quốc tiếp cận người dân ở Vũ Hán.
Những trang trại động vật hoang dã đó, bao gồm cả những trang trại ở vùng Vân Nam, là một phần của dự án mà chính phủ Trung Quốc xúc tiến từ 20 năm nay. Ông Peter Daszak cho biết: "Họ bắt những động vật kỳ lạ như cầy hương, nhím, tê tê, lửng chó, chuột tre và họ nuôi nhốt chúng".

Đan Mạch, nơi sản xuất lông chồn lớn nhất thế giới, đã tiêu hủy khoảng 17 triệu con chồn sau khi biến thể của SARS-CoV-2 được tìm thấy trên động vật này lây sang người. Ảnh: Reuters
Đan Mạch, nơi sản xuất lông chồn lớn nhất thế giới, đã tiêu hủy khoảng 17 triệu con chồn sau khi biến thể của SARS-CoV-2 được tìm thấy trên động vật này lây sang người. Ảnh: Reuters
Theo ông Peter Daszak, "Trung Quốc đã thúc đẩy việc nuôi động vật hoang dã như một cách để giúp người dân ở nông thôn thoát khỏi đói nghèo". Các trang trại đã giúp chính phủ đạt được các mục tiêu đầy tham vọng là thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Và ông Peter Daszak cho biết kế hoạch đó rất thành công. Năm 2016, Trung Quốc có 14 triệu người làm việc trong các trang trại động vật hoang dã và đó là một ngành công nghiệp trị giá 70 tỉ USD, theo ông Peter Daszak.
Sau đó, vào ngày 24-2-2020, khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán đang dịu đi, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những thông tin quan trọng về các trang trại. Ông Peter Daszak đánh giá "những gì Trung Quốc đã làm sau đó là rất quan trọng".
Ông Peter Daszak nói: "Trung Quốc đưa ra một tuyên bố rằng họ sẽ ngừng việc nuôi động vật hoang dã để làm thức ăn. Chính phủ Trung Quốc đóng cửa các trang trại. Họ đã gửi hướng dẫn cho nông dân về cách tiêu hủy động vật một cách an toàn - chôn, giết hoặc đốt chúng - theo cách không lây lan dịch bệnh".

Chợ Hoa Nam tại Vũ Hán chụp vào ngày 11-1-2020. Ảnh: The Wall Street Joural
Chợ Hoa Nam tại Vũ Hán chụp vào ngày 11-1-2020. Ảnh: The Wall Street Joural
Tại sao chính phủ Trung Quốc quyết định như thế? Ông Peter Daszak nghĩ bởi vì những trang trại này có thể là nguồn lây nhiễm, nơi mà virus SARS-CoV-2 từ dơi sang động vật khác rồi xâm nhập vào cơ thể người.
Giải thích rõ hơn, ông Peter Daszak cho biết trước tiên, tại nhiều trang trại nằm trong hoặc xung quanh tỉnh Vân Nam ở phía Nam, các nhà virus học đã tìm thấy một loại virus trên dơi giống đến 96% về mặt di truyền với SARS-CoV-2. Thứ hai, các trang trại nuôi động vật được cho là mang virus SARS-CoV-2, chẳng hạn như cầy hương và tê tê.
Thêm nữa, trong chuyến công tác của phái đoàn WHO tại Trung Quốc, ông Peter Daszak cho biết nhóm chuyên gia đã tìm thấy bằng chứng mới cho thấy các trang trại này đang cung cấp cho chợ Hoa Nam ở Vũ Hán, được coi là nơi đầu tiên phát hiện ra virus gây dịch Covid-19. Chợ Hoa Nam đóng cửa vào ngày 31-12-2019, sau khi có liên quan đến các ca bệnh được mô tả là giống như viêm phổi bí ẩn.
Ông Peter Daszak cho biết bước tiếp theo là xác định cụ thể con vật nào đã mang virus và ở trang trại nào trong số các trang trại động vật hoang dã. WHO dự kiến sẽ công bố kết quả điều tra của nhóm chuyên gia trong hai tuần tới. Trong khi đó, ông Peter Daszak nói với NPR rằng ông đánh giá cao những gì nhóm đã tìm ra.
Huệ Bình (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

(GLO)- Mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo về tình trạng ngộ độc do ăn thịt cóc nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chế biến không đúng cách dẫn đến ngộ độc, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong do không được cấp cứu kịp thời.

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng (có triệu chứng sốc, suy gan, xuất huyết tiêu hóa), sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TPHCM) song không qua khỏi.