Từ 1-7, phụ cấp thâm niên của giáo viên sẽ bị cắt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Khi Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực, phụ cấp thâm niên của giáo viên cũng sẽ bị bãi bỏ trong tiền lương.



Luật Giáo dục năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2020, có nhiều sửa đổi, bổ sung, trong đó có vấn đề tiền lương, phụ cấp thâm niên của giáo viên

Theo Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. Theo đó, nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục từ đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Tuy nhiên, từ ngày 1-7-2020 tại điều 76 Luật Giáo dục năm 2019 quy định: Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

Do đó, sắp tới giáo viên sẽ không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề mà sẽ được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề - loại phụ cấp áp dụng với người vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành là nghệ nhân ưu tú trở lên…(theo Nghị định 113/2015).


 

 Từ 1-7-2020, lương giáo viên sẽ không có nhiều thay đổi dù không còn phụ cấp thâm niên
Từ 1-7-2020, lương giáo viên sẽ không có nhiều thay đổi dù không còn phụ cấp thâm niên



Đây cũng là tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2018 về việc cải cách tiền lương, trong đó quy định: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề; Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm thành phụ cấp theo nghề; Có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước dành cho ngành giáo dục và đào tạo, y tế, Tòa án, kiểm sát…

Như vậy, phụ cấp thâm niên sẽ bị "cắt" ra khỏi cơ cấu tiền lương của giáo viên từ ngày 1-7-2020. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 86 năm 2019 của Quốc hội, cũng từ 1-7 năm nay, lương cơ sở sẽ được tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng theo công thức: Lương = (bằng) hệ số x (nhân) mức lương cơ sở, vì vậy lương cơ sở sẽ tăng kéo theo lương của giáo viên cũng tăng. Đồng thời, giáo viên vẫn được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề. Do vậy, lương giáo viên sẽ không có nhiều thay đổi dù không còn phụ cấp thâm niên.

Để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, trước mắt chưa tăng lương cơ sở với viên chức (theo Báo cáo số 237/BC-CP). Theo đó, nếu đề xuất này được chấp nhận thì lương giáo viên sẽ có một số điều chỉnh như: Không tăng lương cơ sở đồng nghĩa với việc mức lương của giáo viên vẫn được tính với mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng như hiện nay; Có thể hoãn thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết 27. Khi đó, lương giáo viên có thể chưa được áp dụng theo chức vụ, vị trí việc làm; chưa bổ sung tiền thưởng vào cơ cấu tiền lương…

 

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.