Truyền thuyết chùa Thiên Mụ - thủ thuật chính trị của chúa Nguyễn Hoàng?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sông Hương bắt nguồn từ vùng núi phía tây nam huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), đến gần đồi Hà Khê, dòng sông mở rộng ôm theo chân đồi, uốn tròn qua phía Nguyệt Biều, tạo ra vùng sông nước mênh mông. Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê ấy.

Tương truyền, từ xa xưa trên đồi Hà Khê đã có một ngôi chùa. Đến năm 1601, chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho xây lại chùa mới, đặt tên chùa là Thiên Mụ. Đến năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần lệnh cho tu sửa chùa.

Chúa Nguyễn Phúc Chu (trị vị từ 1691 - 1725) là người rất sùng đạo Phật nên năm 1714, chùa Thiên Mụ được chúa cho tu sửa (thực chất là làm mới lại) thành một ngôi chùa to lớn hơn nhiều so với ngôi chùa chúa Tiên Nguyễn Hoàng dựng lên năm 1601. Việc sửa chữa, xây dựng lại chùa lần này được ghi lại trên tấm bia đá lớn hiện còn tại chùa. Lần tu sửa và làm mới này đã tạo nên một ngôi chùa lớn tuyệt đẹp.

 

 Toàn cảnh chùa Thiên Mụ. Ảnh: T.L
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ. Ảnh: T.L


Từ đó về sau, đến khi chúa Nguyễn Phúc Thuần bôn tẩu vào Nam, chùa không được tu sửa thêm nữa. Thời gian quân Trịnh chiếm đóng Phú Xuân, rồi thời nhà Tây Sơn đóng đô tại đây, chủ yếu lo việc binh đao, chùa càng xuống cấp, hoang phế. Khi vua Gia Long lên ngôi (1802), ngôi chùa cổ đã gần như thành hoang phế. Năm 1815, nhà vua cho dựng lại một lần nữa ngôi chùa Thiên Mụ, trên đúng các nền cũ từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1714.

Năm 1844, vua Thiệu Trị đã cho xây tháp Phước Duyên và sửa chữa chùa Thiên Mụ rất nhiều. Thực ra ý tưởng xây tháp là của vua Minh Mạng - một vị vua đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc vừa vĩ đại, vừa mỹ thuật trong thời kỳ ông trị vì. Tuy nhiên, ông chưa kịp thực hiện việc xây tháp Phước Duyên thì đã mất.


 

 Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ảnh: T.L
Bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ảnh: T.L


Năm 1862, vua Tự Đức cho rằng đã lâu vua không có con là do trời phạt, nên ra lệnh cấm, không được phạm vào mấy chữ thiên, địa. Từ năm ấy, chùa được gọi là Linh Mụ. Tuy nhiên sau một thời gian, người ta lại gọi chùa là Thiên Mụ, và từ đó đến nay chùa có hai cái tên vậy.

Lạm bàn truyền thuyết về chùa Thiên Mụ

Từ xưa đến nay sử sách luôn lưu truyền một truyền thuyết liên quan đến chùa Thiên Mụ. Huyền thoại ấy bắt đầu xuất hiện trong các thư tịch từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1695 - 1696, nhà sư Thích Đại Sán người Trung Hoa được chúa Nguyễn Phúc Chu mời sang thăm Đàng Trong, sau đó trong tác phẩm Hải ngoại kỷ sự có đoạn ông viết về huyền thoại chùa Thiên Mụ:

“…Trích tiên chuyện cũ truyền Thiên Mụ

Hồn mộng mơ màng trở lại đây”

Về nội dung truyền thuyết, các sử sách triều Nguyễn cơ bản đều ghi lại tương tự nhau. Sách Đại Nam nhất thống chí (NXB Thuận Hóa, 2006) chép: “… Chúa thượng (Nguyễn Hoàng - NV) đến xã Hà Khê (nay là xã An Ninh), thấy đồng bằng nổi đất cao như hình con rồng ngoảnh đầu trông lại, phía trước trông ra sống cái, phía sau liền với hồ, phong cảnh đẹp tốt, nhân hỏi người địa phương, họ nói gò này rất thiêng. Tương truyền ngày trước có người trông thấy một bà già mặc áo đỏ quần xanh ngồi trên gò nói: 'Phải có chân chúa đến dựng chùa ở đây, mà thu góp khí thiêng để giữ vững long mạch'. Nói xong thì biến mất, nên gọi là núi Thiên Mụ. Chúa thượng bèn dựng chùa gọi là chùa Thiên Mụ”.

 

Tháp Phước Duyên, chùa Thiên Mụ. Ảnh: T.L
Tháp Phước Duyên, chùa Thiên Mụ. Ảnh: T.L


Tuy nhiên năm 1555, từ trước khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558), Dương Văn An khi viết Ô châu cận lục đã ghi nhận có một ngôi chùa trên đồi Hà Khê. Ngôi chùa ấy có từ bao giờ, do ai dựng, sách không hề nói tới, cũng như không hề có một lời nào về truyền thuyết bà lão áo đỏ. “(Chùa Thiên Lão) ở phía nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà. Trên là đỉnh núi, dưới là dòng sông (nơi tưởng như đã) vượt ba ngàn (kiếp) trần thế và chỉ còn cách trời trong gang tấc. Khách tản bộ đi lên, chẳng biết mình tự phát lòng lành, tâm tục sạch không. Thực đúng là cảnh trí của một nơi tu hành vậy” (trích bản dịch năm 2009 của Nguyễn Khắc Thuần).

Vấn đề là tại sao chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 khi ông mới 33 tuổi, nhưng đến 43 năm sau ông mới cho dựng lại chùa Thiên Mụ? Đương nhiên Nguyễn Hoàng chắc chắn đã đi ngang dọc khắp đất Thuận Hóa từ khi mới vào trấn thủ để dò xét thế đất, và ông có thể đã sớm nhìn ra vị trí đắc địa là Hà Khê. Nhưng mãi năm 1601 Nguyễn Hoàng quyết định cho dựng lại chùa vì lúc đó tiềm lực của ông đã đủ mạnh, sau 43 năm làm chủ đất Thuận Hóa.

Vì cuốn sách cổ nhất nói về ngôi chùa này không ghi một lời nào về huyền thoại bà lão trên trời xuống, dù trong sách lại nói rất nhiều đến các thần thoại về các đền chùa ở Hóa châu thời đó, nên rất có thể huyền thoại Thiên Mụ do chúa Nguyễn Hoàng hoặc các mưu sĩ của ông nghĩ ra một cách có chủ đích, bởi việc dựng lên một huyền thoại có lợi cho mình là một thủ thuật chính trị nhiều nhà sáng nghiệp xưa nay vẫn sử dụng để chiếm lợi thế trong việc dựng nghiệp.

Huyền thoại chùa Thiên Mụ vẫn là huyền thoại, nhưng Nguyễn Hoàng thì quả là một vị “chân chúa” như trong huyền thoại nói đến, khi ông đã có những công lao vô cùng to lớn trong việc khai khẩn, mở đất vào phương Nam sau này.

Theo Nam Hoa (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.