Trường THCS Trần Phú đạt giải nhất cuộc thi ảnh “Pleiku xưa và nay”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chiều 11-9, Thành Đoàn Pleiku (tỉnh Gia Lai) phối hợp cùng Câu lạc bộ Thầy và trò tổ chức lễ tổng kết, trao giải cuộc thi ảnh “Pleiku xưa và nay”.

Cuộc thi được triển khai từ ngày 25-3-2023, đối tượng dự thi là đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi trên địa bàn TP. Pleiku; thành viên các câu lạc bộ, đội, nhóm đang sinh hoạt, học tập tại các Trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku; các cá nhân, nhóm yêu thích nhiếp ảnh và có tác phẩm liên quan đến chủ đề cuộc thi.

Anh Thái Giang Nam-Bí thư Thành Đoàn, Trưởng ban tổ chức cuộc thi trao giải nhất cho đơn vị Trường THCS Trần Phú. Ảnh: M.N
Anh Thái Giang Nam-Bí thư Thành Đoàn, Trưởng ban tổ chức cuộc thi trao giải nhất cho đơn vị Trường THCS Trần Phú. Ảnh: M.N

Theo thể lệ, ảnh Pleiku xưa được chụp hoặc sưu tầm từ năm 1945 đến năm 1975; còn ảnh Pleiku nay là hình ảnh do chính đoàn viên, thanh niên chụp năm 2023, đúng với vị trí của ảnh xưa. Hình ảnh phải tạo được sự so sánh về những thay đổi và phát triển của thành phố.

Ban tổ chức đã nhận được 52 tác phẩm dự thi ở vòng sơ khảo của 31 Đoàn xã/phường, các liên đội trên địa bàn thành phố. Qua chấm điểm, Ban tổ chức đã chọn 19 tác phẩm vào vòng chung khảo và đăng tải trên Fanpage Thành ủy Pleiku.

Tại buổi lễ tổng kết, Ban Chấp hành Thành Đoàn Pleiku đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích cho các tập thể có tác phẩm xuất sắc nhất. Trong đó, giải nhất được trao cho đơn vị Trường THCS Trần Phú với tác phẩm “Cổng trường Lê Lợi”; 2 giải nhì được trao cho đơn vị: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu với tác phẩm “Sân trường Võ Thị Sáu”, Trường THCS Nguyễn Huệ với tác phẩm “Góc trường Nguyễn Huệ”.

Qua cuộc thi, Ban tổ chức mong muốn thế hệ trẻ hiểu hơn về cảnh quan thiên nhiên, đời sống, văn hóa của con người Pleiku xưa và nay. Từ đó, thế hệ trẻ thêm trân trọng, phát huy tinh thần xung kích tình nguyện, sáng tạo để xây dựng TP. Pleiku ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...