Pleiku: Độc đáo những bức ảnh xưa và nay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Trải qua thời gian cùng những thăng trầm của lịch sử, TP. Pleiku nay có sự chuyển mình mạnh mẽ, đổi thay từ mỗi góc phố, tuyến đường. Để giúp mọi người thấy rõ hơn về sự đổi thay ấy, Thành Đoàn Pleiku phối hợp Câu lạc bộ Thầy và trò tổ chức cuộc thi ảnh “Pleiku xưa và nay”.

Đoàn xã Biển Hồ (TP. Pleiku) là một trong những đơn vị tích cực tham gia cuộc thi và có 3 ảnh lọt vào vòng chung khảo. Trong đó có tấm ảnh “Thắng cảnh Biển Hồ mùa khô-đồi đất có tượng Phật Quan Âm” được chụp khoảng năm 1971-1972. Theo thể lệ cuộc thi, ảnh Pleiku nay phải chụp đúng vị trí của ảnh Pleiku xưa. Vì vậy, sau khi sưu tầm ảnh, Đoàn xã Biển Hồ đã chọn vị trí đứng chụp tại Nhà hàng Ánh Quang (đường Tôn Đức Thắng, xã Biển Hồ) để có một tấm ảnh mới với góc tương tự ảnh cũ.

So với ảnh xưa, thắng cảnh Biển Hồ hôm nay có nhiều thay đổi, nhất là cảnh quan tươi mát hơn với những hàng thông xanh. Thông điệp của Đoàn xã Biển Hồ gửi gắm qua bức ảnh này là “Mỗi góc ảnh đều là hoài niệm về Pleiku. Mong muốn mọi người hãy gìn giữ nét đẹp và bảo vệ thắng cảnh Biển Hồ”.

Một số tác phẩm tham gia cuộc thi ảnh “Pleiku xưa và nay”. Ảnh: P.L

Một số tác phẩm tham gia cuộc thi ảnh “Pleiku xưa và nay”. Ảnh: P.L

“Điểm bơm nước lắc tay kiểu dinh điền tại ngã ba Hoa Lư giai đoạn 1966-1967 (góc hiện nay là hội sở BIDV Gia Lai)” là nội dung hình ảnh dự thi tiếp theo của Đoàn xã Biển Hồ. Trải qua thời gian, địa điểm này thay đổi rất nhiều, sôi động và hiện đại với những tòa nhà cao tầng, đường phố cũng đông đúc xe cộ hơn. Nếu không có chú thích hình ảnh, chắc hẳn nhiều người đã không nhận ra địa điểm này. Chị Trần Thị Hoài Thương-Bí thư Đoàn xã Biển Hồ-chia sẻ: “Để tham gia cuộc thi, Đoàn xã đã đến Bảo tàng tỉnh và gặp nhiều người dân để tìm những bức ảnh được chụp trước đây. Đây thực sự là tư liệu quý, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về sự phát triển của TP. Pleiku”.

“Chợ Nhỏ” là tác phẩm dự thi của Đoàn phường Yên Đổ. Trong ảnh sưu tầm, chợ Nhỏ Pleiku vào năm 1968 là những sạp hàng nhỏ, lụp xụp và xiêu vẹo. Sau 55 năm, chợ Nhỏ vẫn giữ nguyên địa điểm nhưng hàng quán sầm uất, nhộn nhịp hơn; đường đất đã được thay thế bằng đường nhựa sạch đẹp.

Anh Thịnh Thương Tín-Bí thư Đoàn phường Yên Đổ-cho hay: “Là người trẻ, hầu như chúng tôi chỉ biết về Pleiku xưa qua những tấm ảnh được sưu tầm. Khu chợ Nhỏ là địa điểm khá quen thuộc với nhiều người dân Phố núi. Sự thay đổi này đã giúp cho chúng tôi nhận thức rõ hơn trách nhiệm của thế hệ trẻ trong hành trình góp sức xây dựng thành phố ngày càng tươi đẹp, giàu mạnh và phát triển”.

Được triển khai từ ngày 25-3-2023, Ban tổ chức đã nhận được 52 tác phẩm dự thi ở vòng sơ khảo của 31 Đoàn xã/phường, các liên đội trên địa bàn thành phố tham gia dự thi. Nhiều tác phẩm rất đẹp, giá trị, tạo dấu ấn khó quên. Có thể kể đến như hình ảnh đình An Mỹ (thôn 2, xã An Phú) với bề dày hàng trăm năm, dù đã trải qua nhiều đợt trùng tu nhưng vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính, kiến trúc và đặc trưng. Khu vực sân bay ngày xưa nay đã “lột xác” hoàn toàn, tạo thành điểm nhấn cho vẻ đẹp Phố núi…

Cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia bình chọn tác phẩm dự thi cuộc thi ảnh "Pleiku xưa và nay". Ảnh: Phan Lài

Cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia bình chọn tác phẩm dự thi cuộc thi ảnh "Pleiku xưa và nay". Ảnh: Phan Lài

Theo thể lệ, ảnh Pleiku xưa được chụp hoặc sưu tầm từ năm 1945 đến năm 1975; còn ảnh Pleiku nay là hình ảnh do chính đoàn viên, thanh niên chụp năm 2023, đúng với vị trí của ảnh xưa; tạo sự so sánh về những thay đổi và phát triển của thành phố. Các bức ảnh xưa được tuyển chọn từ nguồn tư liệu của Bảo tàng tỉnh, trên mạng internet và của người dân. Những bức ảnh này không chỉ có giá trị về mặt tư liệu, nghệ thuật mà còn mang giá trị “hoài niệm”. Qua những tấm ảnh có thể thấy được sự thay đổi về cảnh quan, công trình kiến trúc, đường sá, cuộc sống của cư dân. Từ kết quả chấm điểm, Ban tổ chức đã chọn 19 tác phẩm vào vòng chung khảo và đăng tải trên Fanpage Thành ủy Pleiku.

Khi triển khai vòng bình chọn trên Fanpage Thành ủy Pleiku, cuộc thi đã nhận được sự ủng hộ, bình luận tích cực của đoàn viên, thanh niên và người dân. Ông Lê Văn Hiếu (thôn 3, xã Biển Hồ) bày tỏ: “Gia đình tôi gắn bó với Pleiku từ năm 1963 nên chứng kiến nhiều đổi thay của đô thị. Hiện tôi vẫn còn lưu giữ khá nhiều hình ảnh về Pleiku ngày trước. Khi nhìn lại những bức ảnh xưa, tôi có cơ hội ngắm lại những góc phố, trường học, tuyến đường mà mình đã từng gắn bó. So với ngày xưa, TP. Pleiku nay đã đổi thay rất nhiều, nhà cửa san sát, phố xá dài rộng. Cuộc thi này rất ý nghĩa, giúp mọi người có sự đối chiếu, so sánh xưa và nay qua tư liệu hình ảnh”.

Hiện tại, cuộc thi đã kết thúc vòng bình chọn trên Fanpage. Ban tổ chức dự kiến tổng kết, trao giải và triển lãm ảnh vào dịp lễ Quốc khánh (2-9). Anh Thái Giang Nam-Bí thư Thành Đoàn Pleiku, Trưởng ban tổ chức cuộc thi-thông tin: “19 tác phẩm vào vòng chung khảo được Ban tổ chức trưng bày tại Ngày hội quảng bá, kết nối du lịch các thành phố ở Tây Nguyên với TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) với chủ đề “Pleiku chưa xa đã nhớ”. Thông qua cuộc thi này, mọi người có điều kiện quan sát, chứng kiến, cảm nhận hình ảnh Pleiku xưa và nay thay đổi ra sao để thêm trân trọng, tự hào về mảnh đất Pleiku tươi đẹp. Các đơn vị khi tham gia cuộc thi cũng nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc tiếp nối, phát huy sức trẻ để xây dựng TP. Pleiku ngày càng hiện đại, văn minh và phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...