Trung Quốc tăng tốc thu gom 95,6% một loại nông sản của Việt Nam để làm gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Do nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam vẫn tăng dù các doanh nghiệp ngành sắn đang gặp khó trong vấn đề hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn.

Giá sắn tăng trở lại nhờ sức mua từ Trung Quốc

Theo bản tin của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), do nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc, từ cuối tháng 3/2022, giá sắn lát có xu hướng tăng trở lại tại hầu hết các tỉnh, giá tinh bột sắn thành phẩm tăng từ 100-200 đồng/kg.

Tại Tây Ninh, một số nhà máy tiếp tục tăng giá thu mua sắn để phục vụ cho sản xuất.

Đáng chú ý, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đang có xu hướng tăng trở lại. Theo ước tính, tháng 3/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 450.000 tấn, trị giá 202 triệu USD, tăng 80,6% về lượng và tăng 97,1% về trị giá so với tháng 02/2022; so với tháng 3/2021 tăng 51% về lượng và tăng 79,1% về trị giá.

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước tính đạt khoảng 970.000 tấn, trị giá 420 triệu USD, giảm 0,6% về lượng, nhưng tăng 15,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ tinh bột sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 95,6% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước với 314.370 tấn, trị giá 156,51 triệu USD, giảm 22% về lượng và giảm 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ sắn lát khô lớn nhất của Việt Nam, chiếm 94,3% tổng lượng sắn lát khô xuất khẩu của cả nước, với 185.320 tấn, trị giá 50,65 triệu USD, giảm 24,3% về lượng và giảm 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 196.510 tấn sắn lát khô, trị giá 54,4 triệu USD, giảm 22,9% về lượng và giảm 14,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

 

 Do nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc, từ cuối tháng 3/2022, giá sắn lát có xu hướng tăng trở lại tại hầu hết các tỉnh, giá tinh bột sắn thành phẩm tăng từ 100-200 đồng/kg. Trong ảnh: Nông dân Thừa Thiên - Huế thu hoạch sắn. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Do nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc, từ cuối tháng 3/2022, giá sắn lát có xu hướng tăng trở lại tại hầu hết các tỉnh, giá tinh bột sắn thành phẩm tăng từ 100-200 đồng/kg. Trong ảnh: Nông dân Thừa Thiên - Huế thu hoạch sắn. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.

Trung Quốc nhập khẩu nhiều sắn lát, tinh bột sắn để làm gì?

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu sắn và tinh bột sắn lớn nhất thế giới và cũng là trị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam.

Ngoài sản xuất ethanol, với sự hồi phục của ngành chăn nuôi lợn sau khi bị dịch tả lợn châu Phi, trong khi nguồn cung ngô ở Nam Mỹ gặp khó khăn do thời tiết bất lợi, nên Trung Quốc tăng cường nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn để làm thức ăn chăn nuôi, nhất là trong bối cảnh giá thức ăn tăng cao bởi ảnh hưởng xung đột giữa Nga và Ukraine.

Hiện sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên hơn 65% sản lượng xuất khẩu theo hình thức giao hàng tại biên giới, qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai.

Trong khi, từ ngày 01/01/2022, Trung Quốc đã trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nên sản phẩm xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn của các thị trường thành viên RCEP sẽ không chỉ đối diện với việc mất thị trường mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới cả một ngành sản xuất.

Do đó, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo, các doanh nghiệp xuất khẩu sắn cần chuyển mạnh sang xuất khẩu theo hướng chính ngạch.

 Mặt khác, cần tiến hành rà soát lại quy hoạch vùng trồng và tổ chức lại sản xuất để sản phẩm của Việt Nam phải là sản phẩm sạch, đáp ứng được tiêu chí thị trường, nhất là trong bối cảnh tới đây thực hiện đề án xuất khẩu chính ngạch; tiếp tục mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm sắn Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc đạt 325,93 triệu USD, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Thái Lan, Việt Nam và Lào là 3 thị trường cung cấp sắn lát cho Trung Quốc. Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lát lớn thứ hai cho Trung Quốc.

Đối với mặt hàng tinh bột sắn, trong 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 710.400 tấn tinh bột sắn, trị giá 370,93 triệu USD, tăng 32,9% về lượng và tăng 53,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam, Lào.

Trong đó, Thái Lan vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc với 472.110 tấn, trị giá 249,67 triệu USD, tăng 47% về lượng và tăng 69,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2022, với 182.900 tấn, trị giá 93,95 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 33,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam chiếm 25,7% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc.

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu tinh bột sắn từ Lào với 36.020 tấn, trị giá 17,94 triệu USD, tăng tới 193,1% về lượng và tăng 232,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.


https://danviet.vn/trung-quoc-tang-toc-thu-gom-956-mot-loai-nong-san-cua-viet-nam-de-lam-gi-2022040415472309.htm

Theo K.NGUYÊN (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.