Trung Quốc "sốt", thế giới lo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dịch nCoV xảy ra đúng vào lúc kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, nợ công tăng lên, tiêu thụ nội địa chững lại và chính sách thuế quan của Mỹ đè nặng. Nếu dịch bệnh không được kiểm soát sớm, kinh tế của Trung Quốc chắc chắn bị ảnh hưởng và điều này sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.



Mất từ 1%-1,5% GDP

Vũ Hán là một trong những thành phố năng động nhất của Trung Quốc, với sông Dương Tử bao quanh, là chiếc nôi của nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc và từng được mệnh danh là một “Detroit” (thành phố của Mỹ - từng được xem là “kinh đô xe hơi” của thế giới) của nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Thành phố với 11 triệu dân là nơi có khoảng 10 nhà máy lắp ráp xe hơi, sản xuất trên 2 triệu xe hơi/năm để phục vụ thị trường nội địa.

Không chỉ là trung tâm của nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc, Vũ Hán còn là một lò công nghệ luyện kim, nơi sản xuất đến 66% đường ray xe lửa cho Trung Quốc.

Gần đây, nhiều công ty khởi nghiệp của Trung Quốc và nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao cũng đã dồn về Vũ Hán. Hơn 300 tập đoàn nước ngoài đã đổ vốn đầu tư vào thành phố này. Trong số đó, phải kể đến Microsoft của Mỹ, công ty sản xuất phần mềm SAP của Đức, hơn 160 hãng lớn nhỏ của Nhật Bản.

 

Nhân viên an ninh kiểm tra thân nhiệt hành khách tại bến tàu sông Dương Tử, TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
Nhân viên an ninh kiểm tra thân nhiệt hành khách tại bến tàu sông Dương Tử, TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc


Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, năm ngoái, vào lúc tỷ lệ tăng trưởng trung bình của Trung Quốc là 6,5%, riêng thành phố Vũ Hán tăng trưởng đạt 7,8%. Báo The Guardian của Anh lưu ý, GDP của riêng thành phố này lên tới 224 tỷ USD năm 2018, tương tương với GDP của Bồ Đào Nha.

Không chỉ là một thành phố năng động, Vũ Hán còn là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền cung ứng, một chặng trung chuyển không thể thiếu trong quan hệ thương mại. Với một cảng lớn trên sông Dương Tử, sân bay và các sân ga “cỡ bự”, Vũ Hán được xem là cánh cổng giao thương giữa Trung Quốc với châu Âu, Trung Đông và cả Mỹ. Về mặt ngoại giao và văn hóa, nhiều nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ mở lãnh sự tại Vũ Hán. Thành phố này cũng là một điểm đến được nhiều sinh viên quốc tế ưa chuộng.

Tất cả những lợi thế vừa nêu đủ cho thấy quyết định cách ly Vũ Hán sẽ đưa đến những ảnh hưởng tiêu cực tới mức độ nào. Nhà báo Pierre Haski, người từng là phóng viên thường trực của báo Pháp Liberation khi dịch SARS hoành hành hồi năm 2002-2003, nhận định: “Chắc chắn là sẽ có những hậu quả đối với nền kinh tế Trung Quốc. Dịch SARS đã lấy đi từ 1%-1,5% GDP của Trung Quốc. Khi đó, tỷ lệ tăng trưởng là hơn 10%. Ngày nay, các dự báo đều cho thấy, tăng trưởng của Trung Quốc năm 2020 chỉ bằng một nửa so với gần 20 năm trước và vào khoảng hơn 6% một chút. Với tình trạng các hoạt động mua bán và sản xuất bị đình trệ kéo dài, việc mất đi từ 1%-1,5% tăng trưởng nữa, tức là dự báo GDP của nước này còn khoảng 5%, sẽ lại càng đẩy Trung Quốc vào vùng nguy hiểm”.

Không ai vô sự

Sau khi nCoV bùng phát mạnh vào giữa tháng 1 vừa qua, chỉ số VIX (“chỉ số của nỗi sợ” đánh giá cảm nhận về lo ngại của giới đầu tư trước các rủi ro của thị trường) đột ngột tăng 25% chỉ trong vòng 1 ngày (27-1). Lo ngại bệnh dịch ảnh hưởng đến nền kinh tế vốn được coi là một đầu tàu tăng trưởng của kinh tế thế giới, chứng khoán tại một số nơi ngày 27-1 sụt giảm mạnh, tiêu biểu là chỉ số Dow Jones sụt 1,57%, mức lùi chưa từng có kể từ tháng 10-2019; hay chỉ số Nikkei tại Tokyo sụt 2%, mức giảm mạnh nhất kể từ 5 tháng qua.

Việc Bắc Kinh đình chỉ toàn bộ hoạt động du lịch tại Trung Quốc và nước ngoài kể từ ngày 28-1 vừa qua đã tác động mạnh đến các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch Trung Quốc rất rõ ràng.

Trước hết là các nước láng giềng như Thái Lan (10,5 triệu du khách), Nhật Bản (8,4 triệu), Hàn Quốc (5 triệu), Việt Nam (5 triệu), Singapore (3,4 triệu), Malaysia (2,9 triệu); Theo số liệu năm 2018... Chi phí của khách du lịch Trung Quốc ở nước ngoài hàng năm ước tính khoảng 130 tỷ USD.

Bộ trưởng Du lịch Indonesia Wishnutama Kusubandio cho biết, dịch bệnh tại Trung Quốc sẽ khiến ngành công nghiệp không khói nước này thất thu khoảng 4 tỷ USD. Bộ Du lịch Indonesia sẽ buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu doanh thu trong năm 2020.

Trong khi đó, các biện pháp hạn chế đi lại liên quan đến dịch nCoV có thể gây thiệt hại về kinh tế đối với nhiều thành phố và bang trên khắp nước Mỹ. Công ty Tư vấn Oxford Economics ước tính, nCoV sẽ khiến mức chi tiêu của du khách Trung Quốc tại Mỹ giảm 10,3 tỷ USD, phần lớn trong năm 2020.

Hàn Quốc cũng đang lo ngại về dịch bệnh tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp của nước này. Một số dây chuyên sản xuất tại nhà máy của hãng ô tô Hyundai ở TP Ulsan và nhà máy của hãng ô tô SsangYong ở TP Pyeongtaek (tỉnh Gyeonggi) đã phải tạm ngừng hoạt động do thiếu nguồn cung phụ tùng từ Trung Quốc.

Không chỉ riêng các doanh nghiệp sản xuất ô tô, ngành chế tạo Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng. Nhà máy thiết bị điện tử gia dụng của hãng điện tử Samsung tại TP Tô Châu, nhà máy sản xuất pin của hãng SK Innovation ở TP Thường Châu, và nhà máy pin của hãng hóa học LG ở TP Nam Kinh (đều thuộc tỉnh Giang Tô) đã phải kéo dài thời gian dừng hoạt động. Chính phủ Hàn Quốc đang đứng trước nhiệm vụ đầy thách thức là làm thế nào đạt mục tiêu tăng trưởng 2,4% trong năm nay.

Với Nhật Bản, Hãng sản xuất xe hơi Toyota của nước này một lần nữa quyết định hoãn nối lại hoạt động với các nhà máy tại Trung Quốc. Lịch hoạt động dự kiến sớm nhất là ngày 17-2, chậm khoảng 2 tuần so với kế hoạch ban đầu của công ty. Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cho biết, vào tuần tới, Chính phủ Nhật Bản sẽ đề ra các biện pháp khẩn cấp nhằm ứng phó với nCoV.

Một tác động thấy rõ đối với kinh tế toàn cầu bởi nCoV trong những ngày qua là giá dầu mỏ giảm mạnh (cũng là phản ánh lo ngại về sự lao dốc của nền kinh tế Trung Quốc). Chưa đầy một tháng, giá “vàng đen” đã sụt 20%, và ngày 3-2 vừa qua đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1-2019. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu và là nước tiêu thụ đứng thứ hai thế giới. Mức tiêu thụ của nền kinh tế thứ 2 thế giới có tác động rất lớn đối với giá dầu của thị trường toàn cầu. Khi kinh tế bị chựng lại, nhu cầu tiêu thụ sẽ sụt giảm ngay.

Vì vậy, hôm 4-2, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga đã họp tại Vienna, Áo trong 2 ngày để thảo luận về khả năng cắt giảm hơn nữa mức sản xuất. Để dễ hình dung về tác động của dịch bệnh tại Trung Quốc tới nền kinh tế thế giới, hãy so sánh những hậu quả do dịch SARS để lại.

17 năm trước, khi dịch SARS được phát hiện và kéo dài trong hơn 5 tháng, thiệt hại cho kinh tế thế giới vào khoảng 40 tỷ USD, tương đương gần 0,1% GDP toàn cầu. Nhưng phải nhấn mạnh thêm rằng, khi đó GDP Trung Quốc chỉ chiếm 8,3% GDP toàn cầu, còn tỷ lệ này hiện nay đã lên tới hơn 20%.

Hầu hết các chuyên gia đều nhận định, ảnh hưởng về dài hạn đến nền kinh tế thế giới của nCoV vẫn là câu hỏi còn để ngỏ. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của dịch bệnh và khả năng kiểm soát dịch tại Trung Quốc. Có một điều chắc chắn, như kết luận của một bài viết đăng trên tạp chí The Diplotmat: Không ai vô sự khi nền kinh tế thứ 2 thế giới đi xuống.


 


Ý nghĩa địa chính trị

Dịch nCoV lan nhanh trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung Quốc và nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. Để đối phó với thách thức lớn như thế, Trung Quốc cần huy động nguồn lực của 1,4 tỷ dân, kinh tế Trung Quốc có thể đành phải “ngủ đông”, thậm chí tạm thời rút khỏi địa chính trị thế giới nếu cần thiết.

Hậu quả về địa chính trị trong tương lai gần là rất lớn, với tình hình này, nếu Bắc Kinh xác định tạm thời ẩn dật có thể là biện pháp tốt nhất. Mỹ sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất. Tạm thời, cán cân sức mạnh nghiêng về phía Mỹ.

Hiện nhóm các quốc gia có chính sách đối ngoại độc lập, vốn đối nghịch với quan điểm của Mỹ, nhất là Iran, Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn rằng khi tham gia một “trục”, tất cả thành viên này phải có khả năng kháng cự lại Mỹ và phương Tây nói chung.

Nhưng nếu một nước đứng ra bên ngoài, nhất là từ trục Trung Quốc - Nga - Iran, cán cân quyền lực toàn cầu sẽ nghiêng về phương Tây. Trung Quốc mà “quy ẩn giang hồ” sẽ là “ác mộng” cho Nga và Iran.




Theo ĐỖ CAO tổng hợp (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.