Trung Quốc nỗ lực làm “tan băng” trong quan hệ với EU

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Theo thông tấn, báo chí châu Âu ngày 21/1, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị có kế hoạch công du châu Âu nhằm làm tan băng quan hệ. Ông Vương là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc đến thăm Liên minh châu Âu (EU) kể từ khi nước này tổ chức đại hội Đảng vào tháng 10/2022.
Ông Vương Nghị. Ảnh: Reuters

Ông Vương Nghị. Ảnh: Reuters

Theo các nhà ngoại giao EU, trong chuyến công du châu Âu, ông Vương Nghị sẽ tham dự Hội nghị An ninh Munich- Đức và thăm trụ sở chính của EU ở Bỉ, mặc dù ngày chính xác của chuyến đi vẫn chưa quyết định.

Chuyến đi của Vương Nghị lần này diễn ra khi EU tìm cách tăng cường liên hệ trực tiếp với chính quyền Trung Quốc. Lúc cựu Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì làm lãnh đạo ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông đã tạm ngừng giải quyết vấn đề với EU, giao lại cho tân Ngoại trưởng Vương Nghị khi đó để tập trung chủ yếu vào quan hệ Mỹ - Trung.

Chuyến công du là cơ hội làm phá băng mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu, trong bối cảnh phương Tây cho rằng Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Ông Vương Nghị từng là Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Sau đại hội đảng của nước này, ông Vương Nghị được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và nắm giữ cương vị Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, thay cho ông Dương Khiết Trì.

Xác định Mỹ là đối thủ cạnh tranh chiến lược hàng đầu, Trung Quốc đang tìm cách khôi phục để quan hệ với châu Âu nồng ấm hơn thông qua con đường ngoại giao. Vào tháng 11, 12 năm ngoái, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cũng đã đến thăm Trung Quốc. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì cho biết ông sẽ thăm Trung Quốc vào đầu năm nay.

Ở chiều ngược lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã gặp các nhà lãnh đạo của Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha trong hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2022.

Hiện cơ quan đại diện của Trung Quốc tại EU cũng đã không trả lời khi được hỏi về kế hoạch của ông Vương Nghị.

Những dấu hiệu về việc tăng cường tiếp xúc, hợp tác giữa Bắc Kinh và Washington cũng đã thể hiện, với việc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ thăm Bắc Kinh vào đầu tháng 2 năm nay.

Một số quan chức EU cho biết Đại sứ mới của Trung Quốc tại EU là Fu Cong rất muốn tìm cách khôi phục quá trình phê chuẩn với Hiệp định Đầu tư Toàn diện EU-Trung Quốc đang bị đình trệ.

Hiệp định này do cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel và cơ quan thương mại của Ủy ban châu Âu thúc đẩy mạnh mẽ, song vẫn bị Nghị viện châu Âu "đóng băng". Lý do là vì Bắc Kinh trừng phạt một số nhà lập pháp EU để đáp trả việc EU trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan cáo buộc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

TS ( từ TTXVN, PLO)

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Wagner của Nga tuyên bố đã kiểm soát thành phố Bakhmut

Tập đoàn Wagner của Nga tuyên bố đã kiểm soát thành phố Bakhmut

(GLO)-Theo báo Nga RT, ông Prigozhin đưa ra tuyên bố về diễn biến mới quan trọng thông qua một video được quay ngay phía trước tòa thị chính của thành phố. Theo đó sáng 3/4, tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga tuyên bố họ đã kiểm soát được thành phố Bakhmut ở khu vực Donetsk, đông Ukraine "theo nghĩa pháp lý".
Pháp tin Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải Nga- Ucraine

Pháp tin Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải Nga- Ucraine

(GLO)-Theo nguồn tin Reuters, chuyến thăm Trung Quốc tới đây của ông của Tổng thống Macron sẽ là cơ hội quan trọng để Pháp và Trung Quốc tái kết nối ở cấp cao nhất sau ba năm Trung Quốc đóng cửa vì COVID-19, và củng cố thêm vai trò trung gian hòa giải của Bắc Kinh trong cuộc xung đột Nga- Ucraine.
Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Ông Trump bị truy tố

Ông Trump bị truy tố

Đại bồi thẩm đoàn New York bỏ phiếu truy tố cựu tổng thống Trump liên quan cáo buộc chi tiền "bịt miệng" sao khiêu dâm Daniels

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lý do ông Tập Cận Bình chưa thể gặp ông Zelensky

Lý do ông Tập Cận Bình chưa thể gặp ông Zelensky

(GLO)-Hôm 24/3, ông Mikhail Podolyak, cố vấn Văn phòng Tổng thống Ukraine, nói với kênh truyền hình quốc gia rằng: “Về mặt tổ chức, cả Văn phòng Tổng thống và Bộ Ngoại giao Ukraine, gồm người đứng đầu văn phòng Andrey Yermak và Ngoại trưởng Dmitry Kuleba, đều tham gia vào việc này. Chúng tôi chủ động đề nghị tổ chức cuộc hội đàm”.
Cựu thủ tướng Thái Lan sẵn sàng ngồi tù

Cựu thủ tướng Thái Lan sẵn sàng ngồi tù

(GLO)-Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Kyodo News ngày 24/3 khi tới Tokyo, ông Thaksin cho hay có thể quay trở lại Thái vào năm nay. Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và rời Thái năm 2008 để tránh phải ngồi tù.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.