Trưng bày 180 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 15/3 tại Nhà trưng bày khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 2024)”.
Khách tham quan buổi trưng bày. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Khách tham quan buổi trưng bày. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Ban Tổ chức đã trưng bày 100 hình ảnh, tư liệu tiêu biểu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, gắn với hình ảnh thủ lĩnh Lương Văn Nắm (Đề Nắm) và Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám (Đề Thám), chia theo các chủ đề của từng giai đoạn gồm: Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX; thời kỳ đầu của phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Lương Văn Nắm lãnh đạo (1884 -1892); phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1892 -1913). Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trưng bày 80 tài liệu, hiện vật tiêu biểu liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Ban Tổ chức còn giới thiệu tới công chúng những hình ảnh về vụ “Hà thành đầu độc” nổi tiếng (năm 1908); các hình ảnh tư liệu về cuộc tấn công của Pháp vào Yên Thế (1909 - 1913); hình ảnh tư liệu về Đề Thám và các tướng lĩnh thân cận ở Phồn Xương (Yên Thế); những dòng sau cùng về khởi nghĩa Yên Thế; những hình ảnh về công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế và Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Yên Thế.

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang Nguyễn Sĩ Cầm nhấn mạnh, khởi nghĩa Yên Thế do thủ lĩnh đầu tiên Lương Văn Nắm và sau này là Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất (gần 30 năm từ năm 1884 đến năm 1913) trong các cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiêu biểu cho phong trào yêu nước của nhân dân ta trước khi có Đảng lãnh đạo.

Khách tham quan buổi trưng bày. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Khách tham quan buổi trưng bày. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Cuộc khởi nghĩa là minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh của người nông dân, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, lập làng chiến đấu, vừa đánh vừa đàm... được vận dụng sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược sau này.

Bản lĩnh, tinh thần chiến đấu và lòng yêu nước của thủ lĩnh Lương Văn Nắm, Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế đã khắc sâu trong lịch sử và tâm trí của nhiều thế hệ người dân Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung; trở thành bản hùng ca bất diệt của của tinh thần yêu nước, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân.

Trưng bày nằm trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế, góp phần tuyên truyền, giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa, những giá trị đặc sắc của vùng đất, con người huyện Yên Thế nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung; thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn. Sự kiện nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với truyền thống của cha ông.

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.