Trở lại chốn 'địa đàng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).

Chuyến trekking đầy bất ngờ

Ông Phạm Xuân Thịnh, Giám đốc Vườn quốc gia () Cát Tiên cho biết VQG vừa mở lại tuyến du lịch hấp dẫn, có tính thử thách cao, dành cho những người thích trekking trong rừng. Đó là tuyến khám phá Bàu Sấu, khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) thứ hai của Việt Nam và là Ramsar thứ 1.499 của thế giới. Tuyến du lịch trải nghiệm này đã bị tạm ngưng thời gian dài, kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Từ trụ sở , đoàn khách tham quan leo lên xe bán tải vượt qua 9km đầu tiên khá thuận lợi bởi di chuyển trên đường bê tông. Trên đường đi, chúng tôi ghé thăm cây gõ Bác Đồng hơn 700 năm tuổi. Anh Bùi Quốc Vỵ, hướng dẫn viên du lịch của VQG này cho biết, vào năm 1988, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm cây Gõ đại thụ này và có những lời căn dặn về việc bảo vệ hệ sinh thái rừng.

“Để kỷ niệm và nhắc nhở mọi người về trách nhiệm đối với rừng, VQG Cát Tiên đã đặt tên cây Gõ này gắn với tên bác Đồng! Cùng với cẩm lai, giáng hương, là loài nguy cấp, quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam”, anh Vỵ chia sẻ. Kiểm lâm của VQG cho hay gỗ Gõ đỏ rất tốt nên lâm tặc lăm le cưa hạ, bán với giá cao.

Trong 5km kế tiếp, cả đoàn rời ô tô để cuốc bộ trên đường mòn ngoằn ngoèo lát đá núi lửa xuyên rừng già. Giữa quãng đường, chúng tôi sững sờ khi nhìn thấy cây Tung khổng lồ được xem như là một trong những biểu tượng của VQG này. Người Mạ, cư dân bản địa nơi đây xem cây Tung đại thụ như vị thần bảo vệ rừng già. Theo lời người dẫn đường, cây Tung này đã trên 400 tuổi, đường kính khủng, cả chục người ôm không xuể; gốc cây có bộ rễ bạnh vè rất lớn nổi trên mặt đất, có đoạn cao gần 2m.

Năm 2013, VQG Cát Tiên ghi nhận được 92 cá thể cá sấu trong Bàu. Đến năm 2014 tăng lên thành 105 cá thể, năm 2015 - 152 cá thể, năm 2017 - 165 cá thể, năm 2019 - 286 cá thể và năm 2023 - 519 cá thể cá sấu.

Chúng tôi men theo lối mòn với cây cối dày đặc, vài tia nắng lọt qua tán cây mang đến vẻ sinh động hiếm hoi giữa khu rừng thâm u. Sinh cảnh rừng nhiệt đới càng đẹp hơn khi có vô số dây leo, bụi rậm phủ kín mặt đất, trong đó có những loại dây leo thân gỗ như Bàm Bàm, nằm vắt vẻo kết nối nhiều cây đại thụ từ hàng chục đến hàng trăm năm tuổi tạo nên cảnh quan kỳ thú đầy vẻ bí hiểm giữa rừng nguyên sinh.

Mỗi cây có vẻ đẹp khác nhau nhưng để lại dấu ấn đặc biệt nhất là Bằng lăng, loài hoa thân gỗ thường nở rộ từ tháng 3-5 với những cánh hoa tím biếc mỏng manh. Còn nhớ, năm ngoái, khi chúng tôi đến rừng Bằng lăng Đạ Cộ nơi có cây Bằng lăng 6 ngọn cao vút, cả khu rừng đang thay lá, chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tạo nên một không gian tuyệt đẹp. Điều đặc biệt nữa là, nhiều cây Bằng lăng lâu năm có hình thù rất kỳ quái, lạ mắt, có cây giống như cái lục bình khổng lồ, do đó lâm tặc tìm cách cưa trộm bán cho giới làm đồ trang trí nội thất.

Du khách nước ngoài chekking Bàu Sấu

Du khách nước ngoài chekking Bàu Sấu

Mê hoặc Bàu Sấu

Tuyến đường còn có cây cầu gỗ dài miên man; phía trên là vô số bụi tre gai đan xen vào nhau tạo nên mái vòm tự nhiên vô cùng lạ mắt. Nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ dừng lại check-in trên cầu. Anh Rafael, du khách đến từ New Zealand chia sẻ, quê hương anh cũng có nhiều VQG, trong đó Tongariro được UNESCO công nhận là di sản, còn Fiordland là một trong những VQG lớn nhất thế giới. Những ngọn núi lửa vẫn đang phun trào, sự hùng vĩ của cảnh quan, các vịnh hẹp, hồ băng, các thác nước… có sức hút đặc biệt đối với du khách. Tuy nhiên, khi đến VQG Cát Tiên, anh được tham quan khu Ramsar Bàu Sấu vô cùng độc đáo. “Chúng tôi sẽ trở lại nơi này nhiều lần để khám phá thêm nhiều điều tuyệt vời nữa”, Rafael hào hứng nói.

Từ chiếc cầu gỗ sát mép hồ, du khách dễ dàng quan sát những con hay còn gọi là cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis) với lớp da đầy gai nhọn hung dữ, bơi chầm chậm giữa đám bèo và cỏ dại ven bờ, phần đầu và 2 con mắt nhô lên khỏi mặt nước. Một số con cá sấu phơi mình trên những thảm cỏ trông có vẻ lơ đễnh nhưng chỉ cần nghe tiếng động mạnh, chúng liền lao xuống nước.

Cây Tung cổ thụ hơn 400 năm tuổi

Cây Tung cổ thụ hơn 400 năm tuổi

Các anh kiểm lâm chia sẻ, số phận đàn cá sấu Xiêm ở Bàu Sấu rất thăng trầm. Có một thời Bàu dày đặc cá sấu; buổi tối, khi chiếu đèn pin xuống hồ, mắt cá sấu đỏ au như than hồng, nhiều vô kể. Sở dĩ như thế vì mắt cá sấu chứa các tinh thể có thể phản xạ ánh sáng, giúp chúng nhìn được trong bóng tối. Loài cá có hàm răng chắc khỏe, đặc tính máu lạnh và khả năng tấn công con mồi đầy bất ngờ này bao phen khiến những người đến đây khiếp vía. Tuy nhiên, cùng với thời gian, cá sấu Xiêm đã bị tuyệt chủng vì bị săn bắt vô tội vạ.

Bàu Sấu không chỉ là “ngôi nhà” của cá sấu mà còn tập trung rất nhiều loài động thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới như công, bò tót, khỉ châu Á, vượn đen má vàng, gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so cổ hung…

Ông Nguyễn Đình Quốc Việt, Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ VQG Cát Tiên cho biết, trước đây cá sấu nước ngọt từng phân bố rộng khắp Đông Nam Á và một số đảo thuộc Indonesia và Malaysia. Theo IUCN, đây là loài nguy cấp, ít được biết đến nhất, gần như tuyệt chủng trong tự nhiên kể từ năm 1992, được đưa vào diện “Cực kỳ nguy cấp” từ năm 1996. Những thập niên gần đây, loài này vẫn còn có mặt trong tự nhiên nhưng các quần thể đều phân mảnh và suy giảm nghiêm trọng.

Vào đầu những năm 2000, một số nhà khoa học Việt Nam và Đại học Queensland đã thực hiện chương trình tái thả 60 cá sấu Xiêm về VQG Cát Tiên. Đến những năm 2015, 2017 và 2019, kết quả điều tra, giám sát cho thấy có sự xuất hiện của con non, chứng tỏ cá sấu Xiêm đã thích nghi với điều kiện môi trường tự nhiên nơi đây.

Thấy một vài du khách nữ có vẻ hồi hộp, lo lắng khi ngồi trên chiếc thuyền mà dưới đáy đầy những con cá sấu, hướng dẫn viên VQG Cát Tiên trấn an: “Chỉ cần tuân theo sự hướng dẫn của các nhân viên kiểm lâm, sẽ đảm bảo an toàn”. Các loại cá khác trong Bàu rất nhiều, là nguồn thức ăn dồi dào khiến cá sấu luôn no căng bụng, do đó chúng hầu như không quan tâm những con mồi khác. Vì thế mới có cảnh các loài chim, cò nhởn nhơ kiếm mồi bên cạnh cá sấu. K.A

Có thể bạn quan tâm

Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.