Triều Tiên kiên trì quốc gia hạt nhân, Nhật Bản gia hạn lệnh trừng phạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Triều Tiên tuyên bố duy trì quốc gia hạt nhân, bất chấp cảnh báo của Mỹ và các đồng minh châu Á, và Nhật Bản thì tiếp tục gia hạn lệnh trừng phạt.

trieu-tien-thu-vu-khi-moi-muc-cho-nhieu-quoc-gia-ngan-cam-anh-abc.jpg
Triều Tiên liên tiếp thử vũ khí mới mặc cho các nước ngăn cấm. Ảnh: ABC

Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin vào ngày 9/4, bà Kim Yo-jong , em gái của nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un tuyên bố: "Chúng tôi không quan tâm đến sự phủ nhận hay công nhận của ai và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi lựa chọn của mình", và "Đây là lựa chọn kiên định của chúng tôi. Điều này không thể bị đảo ngược bởi bất kỳ sức mạnh vật chất hay mưu mẹo tinh vi nào".

Lập trường của Triều Tiên về sở hữu vũ khí hạt nhân là kết quả của mối đe dọa thù địch từ bên ngoài, theo em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên. Bình Nhưỡng cam kết lập trường này không thay đổi, bất kể bị chỉ trích.

Phản ứng này của Triều Tiên liên quan với tuyên bố chung của các bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ bên lề một cuộc họp NATO vào tuần trước. Ba bộ trưởng ngoại giao tái khẳng định "cam kết hoàn toàn phi hạt nhân hóa" Triều Tiên.

Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân dù bị Liên Hợp Quốc ( LHQ) áp đặt các lệnh trừng phạt kể từ khi nước này thực hiện vụ thử hạt nhân dưới lòng đất đầu tiên năm 2006. Kể từ đó, Triều Tiên được cho là đã phát triển một kho vũ khí hạt nhân.

Washington và các đồng minh châu Á tìm cách giải thể hoàn toàn chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng Bình Nhưỡng không dễ đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào .

Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi Triều Tiên là "cường quốc hạt nhân". Ông Trump gợi ý sẵn sàng đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhằm giảm bớt căng thẳng an ninh.

Năm 2022, Triều Tiên thông qua luật chính thức tuyên bố là quốc gia hạt nhân, trong đó khẳng định không thảo luận về giải trừ hạt nhân và cho phép tấn công phủ đầu bằng hạt nhân.

Liên quan, trong bối cảnh lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ hết hạn vào ngày 13/4 tới, Nhật Bản ngày 8/4 đã quyết định gia hạn lệnh trừng phạt này thêm hai năm nữa.

Tuyên bố đưa ra tại cuộc họp nội các Nhật Bản, nhấn mạnh việc Triều Tiên vẫn phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa, trong khi vấn đề người Nhật bị bắt cóc chưa được giải quyết.

Theo lệnh trừng phạt, Nhật Bản tiếp tục cấm toàn diện việc xuất khẩu, không cho phép các tàu có quốc tịch Triều Tiên hoặc có lịch trình cập cảng Triều Tiên vào cảng Nhật Bản, đồng thời duy trì áp lực nếu Triều Tiên không cụ thể hóa tiến trình phi hạt nhân hóa và từ bỏ tên lửa đạn đạo, không giải quyết việc công dân Nhật bị bắt cóc.

Những năm qua, Nhật Bản tăng cường hợp tác với các đối tác và đồng minh, đặc biệt là Mỹ và Hàn Quốc nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Triều Tiên, thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên thông qua các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh ba nước Mỹ - Nhật - Hàn trong đối phó với kế hoạch phát triển tên lửa của Triều Tiên.

Dù vậy, Triều Tiên vẫn theo đuổi mục tiêu phát triển tên lửa hành trình chiến lược, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa này không bị cấm chính thức theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.

Có thể bạn quan tâm

 HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị tại Chư Sê

HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị tại Chư Sê

(GLO)- Ngày 10-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Ayun H’Bút-Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh tại huyện Chư Sê.

Khắc phục khó khăn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

Khắc phục khó khăn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung tại hội nghị trực tuyến sơ kết tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, đối ngoại quý I và triển khai nhiệm vụ công tác quý II-2025.

Biết ơn nguồn cội

Biết ơn nguồn cội

(GLO)- Việt Nam có nhiều dân tộc, dòng họ nhưng đều cùng một “bọc trăm trứng” mà ra, cùng là “con Lạc cháu Hồng”, giàu truyền thống văn hóa tốt đẹp và bề dày lịch sử. Điều đó tạo nên trong mỗi con người Việt Nam niềm tự tôn dân tộc, tình cảm gắn bó với quê hương, xứ sở.