Triển lãm Mỹ thuật khu vực Đông Nam Bộ: Giới thiệu văn hóa đặc trưng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Triển lãm Mỹ thuật tại tỉnh Bình Phước là dịp để các nghệ sĩ trong khu vực Đông Nam Bộ giao lưu, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc riêng, phong tục tập quán của từng địa phương thông qua các tác phẩm.
Ngày 9-8, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Triển lãm Mỹ thuật khu vực VII (Đông Nam Bộ) lần thứ 27 năm 2022, diễn ra từ ngày 9 đến ngày 17-8 tại Bảo tàng tỉnh Bình Phước (TP. Đồng Xoài).
Khách tham quan triển lãm. Ảnh: K GỬIH/TTXVN
Khách tham quan triển lãm. Ảnh nguồn TTXVN
Triển lãm quy tụ 150 tác phẩm của 127 tác giả đến từ 9 tỉnh gồm: Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận, Đak Nông, Đồng Nai, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Tây Ninh; trong đó có 23 tác phẩm điêu khắc. Đơn vị có nhiều tác phẩm tham gia nhất là tỉnh Bình Dương với 28 tác phẩm.
Đến tham quan triển lãm, người xem được thưởng thức các tác phẩm mỹ thuật phong phú về đề tài, mang đậm hơi thở cuộc sống và được thể hiện trên nhiều chất liệu như: sơn mài, sơn dầu, khắc gỗ, đá nhân tạo, gốm ghép, bút lửa, phế liệu, sắt, tổng hợp… 
Triển lãm mỹ thuật là dịp để các nghệ sĩ trong khu vực giao lưu, giới thiệu những nét đặc sắc riêng của từng địa phương thông qua các tác phẩm; đồng thời, giới thiệu đến người xem về thiên nhiên, đất nước, con người, những phong tục tập quán, nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc anh em trong khu vực.
THIÊN MINH
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.