Triển lãm ảnh đen trắng về cầu Long Biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ảnh cầu Long Biên của Douglas Jardine.
Ảnh cầu Long Biên của Douglas Jardine.

Triển lãm ảnh về cầu Long Biên của nhiếp ảnh gia Mỹ Douglas Jardine diễn ra tại phòng tranh Maison Des Arts 31A Văn Miếu, Hà Nội ngày hôm nay (21-8).

Trong triển lãm có khoảng 20 bức ảnh đen trắng ông chụp về cây cầu này.

Sinh năm 1962 tại Connecticut, Mỹ, Douglas Jardine là một nhiếp ảnh gia và là một chuyên gia về nghệ thuật.

Năm 2006, ông bắt đầu làm nghiên cứu về cầu Long Biên, Việt Nam. Douglas Jardine đã chụp hơn 1.000 bức ảnh về cầu Long Biên trên phim đen trắng trong suốt hai năm qua. Những bức ảnh của Douglas Jardine đã khai thác nhiều chủ đề khác nhau nhằm tôn vinh vẻ đẹp của cây cầu Long Biên trong cuộc sống đời thường.

Ông cho rằng, cầu Long Biên là điểm gặp gỡ của sự thay đổi về ý nghĩa xã hội Việt Nam, từ thời kỳ thuộc địa đến độc lập tự do, và hiện tại là nơi nương tựa, ẩn náu của những mảnh đời bất hạnh, những người vô gia cư nghèo khổ bị “cuộc sống kinh tế bỏ lại phía sau”. Nó không chỉ là gạch nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai mà còn là gạch nối giữa sự nghèo khổ và thịnh vượng, giữa niềm vui chiến thắng và nỗi đau bi kịch.

Nhiếp ảnh gia Douglas Jardine đã từng tổ chức nhiều cuộc triển lãm ảnh tại các trường đại học, bảo tàng nghệ thuật và tu viện ở Mỹ. Từ năm 1997, ông có tác phẩm triển lãm tại Việt Nam.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Lưu bút học trò

Lưu bút học trò

(GLO)-Tháng 5, nắng bắt đầu rót mật lên từng kẽ lá. Màu nắng ấm nồng như lời thì thầm của thời gian, nhắc nhở chúng tôi rằng, ngày chia tay thầy cô, bè bạn đang đến thật gần. Trong lòng mỗi chúng tôi, dường như có một khoảng trống dần mở ra, khoảng trống của bao điều chưa kịp nói, chưa kịp làm.

“Tên Người là cả một niềm thơ”

“Tên Người là cả một niềm thơ”

(GLO)- Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai) hiện trưng bày, giới thiệu nhiều hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Một trong số đó là tập sách “Tên Người là cả một niềm thơ” do ông Nguyễn Khoa-Cán bộ lão thành cách mạng trao tặng năm 2004.

Rau dại quê nhà

Rau dại quê nhà

(GLO)- Mùa nào thức nấy, vùng nào rau ấy, không chỉ những bữa cơm trên rẫy, dưới đồng mà dường như bữa cơm nào của tuổi thơ chúng tôi cũng không thiếu mớ rau dại.

Thơ Phạm Đức Long: Di vật đời người

Thơ Phạm Đức Long: Di vật đời người

(GLO)- Bài thơ "Di vật đời người" của Phạm Đức Long là khúc tưởng niệm thấm đẫm cảm xúc về những người lính đã hi sinh trong chiến tranh. Họ ngã xuống giữa rừng xanh, để lại những di vật bình dị mà thiêng liêng, là biểu tượng bất tử của một thời tuổi trẻ quên mình vì Tổ quốc...

Năm tháng học trò

Năm tháng học trò

(GLO)- Mỗi độ hè về, khi những tia nắng tràn ngập trên sân trường cũng là lúc những chùm phượng vĩ bắt đầu cháy đỏ một góc trời. Phượng không chỉ là loài hoa báo hiệu mùa hè mà còn là biểu tượng bất diệt của tuổi học trò-cái tuổi ngây thơ, vụng dại nhưng đầy ắp yêu thương và khát vọng.

khúc mưa, cơn mưa, chìm vào cơn mưa, Gia Lai, Báo Gia Lai

Khúc mưa

(GLO)- Bất ngờ chìm vào cơn mưa ngờm ngợp giữa phố chiều tấp nập người xe, tôi vội vã tìm một nơi trú tạm chờ mưa tạnh. Kiểu mưa đầu mùa thế này, vội đến rồi cũng sẽ tan đi nhanh.

Gặp lại thanh xuân

Gặp lại thanh xuân

(GLO)- Tôi từng thấy chị gái mình đứng thật lâu trước tấm gương. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ chị đang nhìn xem có vết nám nào trên mặt như một sự lo âu thường thấy của phụ nữ nhưng không phải.

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.