Mới mẻ “Trang sách mùa hè”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 12 năm liên tục duy trì chương trình “Trang sách mùa hè” cũng là chừng ấy thời gian cán bộ, viên chức Thư viện tỉnh dành nhiều tâm huyết để tạo ra một không gian vừa học vừa chơi mới mẻ, hấp dẫn.

Ở đó, các em thiếu nhi không chỉ được nâng cao tri thức mà còn thoải mái tận hưởng một mùa hè an toàn, lý thú.

Sân chơi hấp dẫn

Sáng 19-5, Thư viện tỉnh phối hợp với Thành Đoàn Pleiku khai mạc chương trình “Trang sách mùa hè” năm 2025, thu hút 400 học sinh trên địa bàn thành phố tham gia. Chương trình có các hoạt động hấp dẫn gồm: gameshow “Tìm hiểu kiến thức qua sách”; đọc sách tự chọn; tham quan mô hình xếp sách nghệ thuật; đăng ký thẻ thư viện…

1s.jpg
Thư viện tỉnh là điểm đến hấp dẫn của nhiều học sinh trong dịp hè. Ảnh: L.N

Sau lễ khai mạc, mỗi sáng thứ bảy hàng tuần, chương trình sẽ được tổ chức thường xuyên tại Thư viện tỉnh với nhiều hoạt động phong phú như: giới thiệu sách hay theo chủ đề, kể chuyện theo sách, khám phá kho sách của thư viện, thử làm tuyên truyền viên thu âm giới thiệu sách; tham gia môn cờ vua, các gameshow có thưởng cùng những trò chơi tập thể vui nhộn như thảy vòng, ném lon, vòng quay may mắn.

Em Hồ Nguyễn Yến Như-Học sinh lớp 3/2, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) không giấu được niềm vui khi là 1 trong 10 học sinh của trường được Thư viện tỉnh biểu dương là bạn đọc tích cực, thường xuyên tham gia tuyên truyền, giới thiệu sách.

Như cho biết: “Em thích đến thư viện đọc truyện cổ tích, đọc sách về thế giới loài vật. Sách giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích và mới mẻ về cuộc sống xung quanh. Đó là lý do để mùa hè này em chọn Thư viện tỉnh làm điểm đến thường xuyên”.

Người gắn bó với chương trình “Trang sách mùa hè” ngay từ những ngày đầu ra mắt là MC Nguyễn Hoàng Nam-Viên chức Thư viện tỉnh. Anh cũng là “cây hoạt náo” thông minh, dí dỏm được các em nhỏ yêu thích.

Anh Nam nhớ lại: Mùa hè năm 2013, thấy không nhiều bạn nhỏ có điều kiện đi du lịch cùng gia đình, lại ít có sân chơi hấp dẫn nên anh đề xuất lãnh đạo đơn vị tổ chức một chương trình phù hợp với lứa tuổi, vừa giúp các em có thêm kiến thức, vừa hoàn thiện kỹ năng sống, bồi đắp sự phát triển cảm xúc… Chương trình “Trang sách mùa hè” ra đời từ đó.

3t.jpg
Không chỉ có những trang sách, thư viện còn thu hút các em nhỏ bởi nhiều trò chơi bổ ích, lý thú. Ảnh: L.N

Hoạt động ý nghĩa trên diễn ra vào đầu tháng 6 hàng năm, cũng là khởi đầu Tháng hành động vì trẻ em. Do đó, cán bộ, viên chức Thư viện tỉnh cũng bám sát chủ đề của tháng hành động từng năm để tuyên truyền, trang bị kỹ năng sống, đồng thời giới thiệu sách cùng chủ đề như kỹ năng vui chơi an toàn, kỹ năng tự bảo vệ bản thân… cùng những đầu sách hấp dẫn khác.

Nói về sức hút của chương trình, anh Nam nhận xét: “Những năm qua, lượng độc giả trực tiếp tham gia hoạt động “Trang sách mùa hè” tại Thư viện tỉnh tăng đều nhưng không đột biến. Tuy vậy, có một điều khiến chúng tôi cảm thấy rất vui, đó là sự tương tác và cộng hưởng của các em ngày càng lớn. Ví dụ, ở những chương trình đầu tiên, các bạn chỉ tới để tham gia trò chơi, nhận quà, đọc sách thì gần đây, các bạn bắt đầu góp ý ngược lại cho chương trình, trao đổi về việc nên giới thiệu cuốn sách nào, chủ động đề nghị được thu âm giới thiệu sách”.

Anh Nam chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ về trường hợp 2 em học sinh từ Nghệ An vào Gia Lai thăm người thân. Khi đến với chương trình, các em bị thu hút và tham gia hết sức nhiệt tình, không khác gì học sinh tại chỗ, kể cả hào hứng thu âm giới thiệu sách để phát trên các nền tảng mạng xã hội của Thư viện.

Tâm huyết, sáng tạo

Anh Hoàng Nam cho biết: “Mỗi năm, chúng tôi cố gắng làm thêm gì đó mới mẻ để thu hút các em. Chẳng hạn năm nay có thêm các trò thảy vòng, ném lon, vòng quay may mắn… để các em vừa vui chơi lành mạnh, vừa được đọc sách tùy thích. Phụ huynh đưa con tới đây cũng yên tâm”. Đáng nói, dù kinh phí hoạt động hạn hẹp, đơn vị vẫn trích ra để dành tặng các độc giả “nhí” những món quà khuyến đọc rất bắt trend như túi mù, truyện tranh, dụng cụ học tập…

2-2637.jpg
Túi mù, truyện tranh... là những món quà khuyến đọc hấp dẫn mà Thư viện tỉnh dành tặng các độc giả nhí. Ảnh: L.N

Bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh-chia sẻ: Ngoài nỗ lực của cán bộ, viên chức trong đơn vị, sức lan tỏa của chương trình còn được nhân lên nhờ sự phối hợp tích cực của các trường học, xã, phường, Thành Đoàn Pleiku…

“Mùa hè không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập vất vả mà còn là dịp để các em có cơ hội bồi dưỡng tâm hồn, mở rộng tri thức qua những trang sách. Chúng tôi tin rằng, qua chương trình này, các em không chỉ được tiếp cận với những cuốn sách bổ ích mà còn có thêm cơ hội để rèn luyện kỹ năng sống, phát triển tư duy sáng tạo và hình thành thói quen đọc sách lâu dài-một hành trang vô cùng quý báu cho tương lai”-Giám đốc Thư viện tỉnh bày tỏ.

Không chỉ bó hẹp tại địa bàn thành phố, chương trình “Trang sách mùa hè” còn đến với các huyện, xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh thông qua những chuyến xe ô tô thư viện lưu động. Nhờ tâm huyết của đơn vị, số lượt độc giả trực tiếp đến với chương trình và truy cập vào các nền tảng mạng xã hội của Thư viện tỉnh ngày càng tăng.

Năm 2022, bạn đọc tham gia chương trình “Trang sách mùa hè” là 23.409 lượt; năm 2024 tăng lên 36.966 lượt. Số sách, báo được luân chuyển dịp hè cũng tăng từ 24.709 lượt (năm 2022) lên 46.066 lượt (năm 2024). Mới đây, chỉ riêng clip giới thiệu chương trình “Trang sách mùa hè” năm 2025 của Thư viện tỉnh đã thu hút khoảng 50.000 lượt truy cập trên các nền tảng.

Trò chuyện với P.V, chị Ngô Thị Hòa (tổ 9, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) cho hay, cả 2 con trai của chị là Ngô Đức Gia Long (lớp 8) và Ngô Đức Gia Khiêm (lớp 4) đều thường xuyên đến với sân chơi “Trang sách mùa hè” của Thư viện tỉnh.

“Anh lớn tham gia đã 5 năm, cậu em thì 2 năm. Phải nói là các cán bộ, viên chức Thư viện tỉnh rất sáng tạo, tâm huyết nên mới “giữ chân” được các cháu từ mùa hè này đến mùa hè khác. Nhờ đọc nhiều nên khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của con khá tốt, bố mẹ cũng yên tâm vì con có một sân chơi an toàn và bổ ích”-chị Hòa tâm sự.

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null