Trí tuệ nhân tạo giảm áp lực cho y bác sĩ lẫn người bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực y tế đang được đánh giá sẽ giúp giảm bớt áp lực căng thẳng cho các nguồn tài nguyên nhân lực, vật lực, tạo thêm thời gian cho những tương tác hiệu quả hơn giữa bác sĩ và người bệnh.
 
Chẩn đoán hình ảnh chụp tia X phần ngực bằng thuật toán DLAD - Ảnh: Twitter của ERICTOPOL
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Annals of Internal Medicine cho thấy trung bình các bác sĩ mất khoảng 49% thời gian làm việc của họ để điền thông tin vào các hồ sơ bệnh án điện tử và làm việc bàn giấy, chỉ 27% tổng thời gian của họ dành cho thăm khám lâm sàng trực tiếp người bệnh.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Đại học California, San Francisco nhận thấy 82% dữ liệu được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử là dạng thông tin kiểu "copy-paste" hoặc nhập tự động, chỉ 18% thông tin được nhập liệu thủ công. Tất cả những yếu tố này là nguyên nhân làm gia tăng lỗi/sự cố y khoa và dẫn tới những quyết định chẩn trị sai lầm, gây hại hoặc nguy hiểm cho người bệnh. 
Thật may khi đây chính là lĩnh vực AI có thể giúp đỡ các bác sĩ và ngành y tế. Các mạng lưới thần kinh nhân tạo, công nghệ nền tảng của các thuật toán học sâu (deep learning), rất giỏi trong việc tìm ra những khía cạnh liên quan, mối tương quan giữa một khối dữ liệu khổng lồ, lộn xộn, chưa được sắp xếp như hình ảnh, âm thanh và văn bản.
Trong lĩnh vực y khoa, các thuật toán AI có thể tự động hóa một số nhiệm vụ trước đây tốn rất nhiều sức người. Chẳng hạn, những thuật toán này có thể giảm tải nỗi khổ phải ghi chép khi thăm khám bệnh nhân cho các bác sĩ. 
Đã có những nỗ lực lớn trong lĩnh vực này, trong đó có dự án của Microsoft và Google. Các thuật toán máy học (machine learning) có thể trích xuất những thông tin ý nghĩa từ việc thăm khám bệnh nhân, nhập thông tin người bệnh vào hồ sơ bệnh án điện tử.
Có nhiều lĩnh vực y khoa mà AI có thể giúp cải thiện tốc độ cũng như độ chính xác cho công việc chuyên môn của bác sĩ như phân tích ảnh chụp/chiếu, tìm kiếm thông tin liên quan trong các bệnh án.
Theo trang web của ĐH Harvard, gần đây thế giới đã ghi nhận hiệu quả của hai sự ứng dụng AI mang lại lợi ích cho cả bác sĩ lẫn người bệnh khi đưa ra những chẩn đoán nhanh chóng, đơn giản. 
Thuật toán đầu tiên giúp giải quyết nhiệm vụ phân loại hình ảnh với hiệu quả vượt trội. Mùa thu năm 2018, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện ĐH quốc gia Seoul và CĐ Y khoa Hàn Quốc đã phát triển ra thuật toán có tên DLAD để phân tích các ảnh chụp tia X phần ngực và phát hiện những khối u phát triển bất thường có thể là tín hiệu ung thư. 
Hiệu quả chẩn đoán hình ảnh của thuật toán này đã được so sánh với khả năng phát hiện bệnh của nhiều bác sĩ khi cùng xem xét các ảnh chụp X-quang giống nhau và ứng dụng DLAD đã làm tốt hơn 17/18 bác sĩ .
Thuật toán thứ hai là thành tựu của các nhà nghiên cứu thuộc dự án ứng dụng AI trong y tế của Google, và cũng đạt được trong mùa thu năm 2018 có tên LYNA giúp xác định các khối u di căn ở vú từ các mẫu sinh thiết hạch bạch huyết. 
Điều đáng nói, thuật toán LYNA có khả năng phát hiện cả những khu vực nghi có bệnh mắt thường không thể phân biệt trong các mẫu sinh thiết mà người và máy cùng xem xét.
D.Kim Thoa (TTO/tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.