Trên 18 ngàn tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 21-10 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku) UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Gia Lai giai đoạn (2011-2015) và triển khai thực hiện giai đoạn 2016-2020.
 

Ảnh: N.D
Ảnh: N.D

Đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự có lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy; HĐND; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành; các địa phương và doanh nghiệp, Hiệp hội có nhiều đóng góp trong quá trình thực hiện…

Trong 5 năm (2011-2015) thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đến nay 184/184 xã đã hoàn thành đồ án quy hoạch và đề án xây dựng NTM  được các cấp phê duyệt. Sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cạnh tranh trong nước và xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây mới và nâng cấp góp phần thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn, tạo đà phát triển kinh tế-xã hội; an ninh-quốc phòng được giữ vững.

Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình trong 5 năm qua đạt 18.205.066 triệu đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước 3.954.712 triệu đồng, vốn huy động 14.250.354 triệu đồng… đến nay đã có 21 xã đạt 19/19 tiêu chí và đã `được công nhận đạt chuẩn NTM; 24 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 68 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí…

Công tác tuyên truyền vận động đã lan tỏa trong cả hệ thống chính trị và người dân tạo bước đột phá lớn trong thay đổi nhận thức. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của của tỉnh qua từng năm, thu nhập bình quân đầu người tăng dần và đạt được mục tiêu của Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn gặp không ít những tồn tại và hạn chế về một số tiêu chí khó thực hiện như: tiêu chí giao thông; thủy lợi; chợ; nhà ở và dân cư; tỷ lệ hộ nghèo và tiêu chí môi trường…

 

Ảnh: N.D
Ảnh: N.D

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đánh giá Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 đã chỉ ra những hạn chế tồn tại hạn chế như việc quan tâm sản xuất của người dân chưa được cấp ủy các cấp quan tâm đầy đủ. Một bộ phận người dân còn nghèo, một số chạy theo thành tích nên kết quả chưa tương xứng, các chương trình lồng ghép còn lúng túng.

Cũng tại Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh chính thức phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020. Trong đó nhấn mạnh: Trong giai đoạn 2016-2020 cần tìm các giải pháp phù hợp để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, gắn phát triển nông thôn với đô thị. Xây dựng nông thôn ổn định, bình đẳng, quốc phòng- an ninh được giữ vững. Phấn đấu có 4-5 địa phương đạt chuẩn NTM. Tạo ra sự hưởng ứng của các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị vào cuộc để xây dựng NTM. Phải có kế hoạch cụ thể, chủ động huy động các nguồn lực, không trông chờ ỷ lại cấp trên, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Củng cố Ban chỉ đạo các cấp, từng ngành, cấp xây dựng kế hoạch hành động trong 5 năm tới, làm tốt công tác tuyên truyền, thi đua khen thưởng để nhân rộng. Đặc biệt, cần có sự chung sức đồng lòng của các cấp, ngành, đơn vị tổ chức chính trị cùng tham gia xây dựng NTM…

 

UBND tỉnh đã trao tặng nhiều bằng khen cho nhiều tập thể, cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.