Tranh Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn của Lê Phổ bán được hơn 32 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại phiên đấu giá Họa sĩ châu Á - Tác phẩm quan trọng của nhà đấu giá Aguttes (Pháp) diễn ra ngày 6.10, bức tranh Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn (Jeune fille aux pivoines) của họa sĩ Lê Phổ được bán với giá hơn 1,16 triệu euro.

Bức tranh Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn- ẢNH: AGUTTES
Bức tranh Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn- ẢNH: AGUTTES


Trang web của nhà đấu giá Aguttes đưa thông tin, bức Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn vẽ bằng mực và màu trên lụa, khổ 91 x 71 cm, có giá ước tính ban đầu từ 500.000 - 800.000 euro nhưng đã được nhà đấu giá Aguttes bán đến 1.164.760 euro (bao gồm cả thuế và phí giao dịch), tương đương khoảng 32,6 tỉ đồng.

Nhà đấu giá Aguttes nhận định: “Định cư tại Pháp một vài năm, nghệ sĩ Việt Nam Lê Phổ đã nắm bắt được những nét tinh túy của văn hóa phương Tây mà ông hấp thụ để hòa nhập vào truyền thống của vùng Viễn Đông. Vẻ đẹp của cô gái trẻ trong tranh toát ra sự ngọt ngào, duyên dáng gợi nhớ đến nét tinh xảo trong những bức chân dung về phụ nữ của các họa sĩ vào thế kỷ 16 kết hợp đặc trưng riêng của vùng Viễn Đông. Các đường nét của cô gái trẻ, nước da và mái tóc của cô tôn lên nét đẹp Á Đông. Hoa mẫu đơn, được ưa thích bởi cả hai nền văn hóa, tạo nên sự kết nối. Chiếc áo dài và khăn đóng của phụ nữ Bắc kỳ gợi lên nỗi nhớ quê hương Việt Nam của họa sĩ. Bằng kỹ thuật đặc biệt thành thục và sự kết hợp hoàn hảo, Lê Phổ đã mang đến một tuyệt tác khi tài năng của ông đang ở đỉnh cao”.

Nhà Aguttes còn đấu giá nhiều tác phẩm của Lê Phổ và các họa sĩ khác như Mai Trung Thứ (1906 - 1980), Vũ Cao Đàm (1908 - 2000), Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984), Nguyễn Anh (1914 - 2000), Nguyễn Siên (1916 - 2014)… với các mức giá từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn euro mỗi bức.

Họa sĩ Lê Phổ (1907 - 2001) được xem như một trong những họa sĩ hàng đầu của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Hai tác phẩm trước đó của Lê Phổ vượt mốc triệu euro là Khỏa thân đạt mức giá kỷ lục 1,2 triệu euro (khoảng 33,7 tỉ đồng) năm 2019 và Đời sống gia đình có giá 1,02 triệu euro (28,6 tỉ đồng) năm 2017.

Theo ĐỖ TUẤN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null