(GLO)- Gia Lai chấp thuận chủ trương xây dựng quyết định quy định hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tự khai hoang không có tranh chấp được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.
(GLO)- Nhiều nữ hòa giải viên ở huyện Kbang đã thể hiện sự nhiệt huyết, trách nhiệm trong việc hòa giải các vụ mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Đến làng Ia Mút (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) hỏi ông Hyang-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng, người dân nơi đây đều dành lời kính trọng, khen ngợi vì ông đã đóng góp nhiều trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa bỏ tập tục lạc hậu và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Theo Luật Đất đai (sửa đổi), việc cấp sổ đỏ đối với các trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng sẽ căn cứ theo thực tế sử dụng đất, hạn chế phiền hà cho người dân.
(GLO)- Sáng 29-11, Hội Nông dân huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Phòng Tư pháp huyện tập huấn công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân theo Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
(GLO)- Ngoài giải quyết các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh ngay từ cơ sở, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) còn góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cộng đồng.
Các chuyên gia Mỹ cho rằng mục tiêu của Trung Quốc trong việc kiểm soát Biển Đông luôn không thay đổi từ trước tới nay, và hành động của họ không thay đổi dù có dịch Covid-19 hay không. Các chuyên gia cho rằng cần tập hợp các nước trong và ngoài khu vực, và phải có hành động mạnh mẽ hơn là các tuyên bố mới có thể ngăn cản tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Sau khi bản án ly hôn đình đám của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên bị kháng nghị, công an khởi tố vụ án liên quan tới một trong số khối tài sản đồ sộ là nhà máy cà phê hòa tan tại Bình Dương.
Đây là lời khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tại buổi họp báo thường kỳ chiều 9-1 khi được hỏi về các vấn đề liên quan tới Biển Đông.
Uỷ viên đoàn Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim nhận xét, chỉ hai từ “căng thẳng“, “phức tạp“ thì chưa đủ khái quát về tình hình Biển Đông hiện nay. Ông Kim đề nghị báo cáo cụ thể việc tàu Trung Quốc đang vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở phía Nam Biển Đông…
Liên quan đến việc chính quyền huyện Lý Sơn đề nghị thu hồi 1 phần diện tích dự án Phân khu phức hợp Sài Gòn - Lý Sơn đang xây dựng dang dở, vì cho rằng vi phạm quy hoạch. Câu hỏi đặt ra: Vì sao chỉ vài tháng sau khi hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh giúp chủ dự án hoàn tất thủ tục thuê, cấp sổ đỏ khu đất trên, chính UBND huyện Lý Sơn lại cho rằng việc cấp sổ đỏ, cho thuê là sai và yêu cầu trả lại 2000m2/5000m2?.
Ngay từ đầu phiên xét xử vụ ly hôn chủ cà phê Trung Nguyên sáng nay (27.3), giữa 2 bên ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã xảy ra tranh chấp “nảy lửa“ về khoản tài sản tại 3 ngân hàng trị giá hơn 2.100 tỷ đồng.
(GLO)- Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Ia Grai đang tổ chức thi hành Bản án số 30 ngày 14-12-2018 của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Grai. Theo đó, bà Thái Thị An (tổ dân phố 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) phải thanh toán cho ông Nguyễn Thế Hùng (tổ dân phố 4, thị trấn Ia Kha) tổng cộng hơn 20 tấn cà phê quy chuẩn.
(GLO)- Chỉ vì đo đạc bị sai lệch so với hiện trạng đất cách đây 18 năm dẫn đến việc tranh chấp 8 cm chiều ngang của hàng xóm mà ngôi nhà của gia đình ông Huỳnh Thiện Hùng (thôn Hòa Tín, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) đã bị đình chỉ thi công hơn 4 tháng qua. Đến thời điểm này, chính quyền địa phương vẫn chưa có phương án giải quyết vụ việc.
Từ lâu, giữa vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo xảy ra một số tranh chấp trong việc điều hành hoạt động của cà phê Trung Nguyên. Cho đến nay, những “lùm xùm“ trong việc tranh chấp giữa bà Thảo và ông Vũ vẫn chưa đến hồi kết.
Toàn cảnh cuộc tranh chấp tại Tập đoàn Trung Nguyên và các công ty liên quan thuộc sở hữu vợ chồng ông bà Đặng Lê Nguyên Vũ - Lê Hoàng Diệp Thảo suốt hơn ba năm qua.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo không đồng ý với kết quả định giá và nhiều yêu cầu khác vẫn chưa được giải quyết nên có đơn đề nghị hoãn buổi làm việc ngày mai, 29/8.
(GLO)- Gần 10 năm chuyển về nơi ở mới nhưng người dân làng tái định cư Ia Bia, xã Ia Le, huyện Chư Pưh vẫn đang mòn mỏi chờ nhận đất sản xuất để ổn định cuộc sống…
Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao ASEAN chính thức được công bố ngày 30-4 không đề cập hành động xây đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông.
(GLO)- Ngày 4-2-2009 (Âm lịch), bà Lê Thị Sa (làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) viết giấy mượn của bà Mai Thị Quỳnh Lan (ở tổ 11, phường Yên Thế, TP. Pleiku) hơn 84 triệu đồng, hẹn trả hàng tháng, nhưng không cụ thể sẽ trả như thế nào. Ngày 10-9-2009, bà Sa viết giấy khác mượn tiếp của bà Lan 6,5 triệu đồng. Ngày 20-7-2010, bà Lan làm đơn khởi kiện, yêu cầu bà Sa phải trả nợ.