"Diễn biến trên Biển Đông, chỉ dùng từ căng thẳng, phức tạp là chưa đủ!"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Uỷ viên đoàn Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim nhận xét, chỉ hai từ “căng thẳng”, “phức tạp” thì chưa đủ khái quát về tình hình Biển Đông hiện nay. Ông Kim đề nghị báo cáo cụ thể việc tàu Trung Quốc đang vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở phía Nam Biển Đông…
 
Hội nghị đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 17 khoá XIII diễn ra chiều 29/7/2019 (ảnh: TTXVN)
Chiều 29/7, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 17 khóa XIII, cho ý kiến về dự thảo báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ và quy chế của Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam khoá XIV.
Ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên UB Tư pháp của Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam góp ý về nội dung báo cáo có đề tập đến tình hình Biển Đông.
Ông Kim cho rằng, báo cáo chính trị cần nhấn mạnh “tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp và căng thẳng”.
“Nội dung đề cập trong dự thảo báo cáo hiện chưa thể hiện đúng tình hình đang diễn ra ở Biển Đông hiện nay. Cụ thể, lúc này, nhóm tàu Hải dương 8 của Trung Quốc đang vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông” - ông Kim kiến nghị cần nêu rõ nội dung đó trong báo cáo.
Ông nhận xét, người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã có thông báo nêu quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Nhưng nếu chỉ nêu nhận định như trong dự thảo báo cáo thì cảm giác Việt Nam mới chỉ giống như một “quan sát viên” chứ không phải người trong cuộc đang bị xâm lấn.
Vì thế, ông Kim đề nghị thể hiện lại nội dung này trong báo cáo để thể hiện rõ tình hình đang diễn ra ở Biển Đông và thái độ của Việt Nam. Ông nhấn mạnh sự cần thiết thể hiện chính kiến Nhà nước ta đã tuyên bố, và rất nhiều tổ chức, nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng đồng tình, ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh toàn diện về chủ quyền trên Biển Đông.
“Người ngoài cuộc nhìn vào đều thấy những diễn biến căng thẳng. Nhưng MTTQ, cơ quan đại diện cho nhân dân, cho ý chí, nguyện vọng của người dân mà chỉ nói chung chung thì chưa chứng tỏ được quan điểm,  khối óc, trái tim người Việt trong việc phải làm gì bảo vệ vững chắc lãnh thổ thiêng liêng. Đó là việc ta phải xử lý”, ông Kim nhấn mạnh.
 
Uỷ viên đoàn chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim phát biểu tại hội nghị.
Nói thêm về vấn đề này bên lề hội nghị, ông Vũ Trọng Kim góp ý, cần bổ sung thêm giải pháp trước vấn đề Biển Đông trong báo cáo chính trị trình Đại hội. Theo đó, cần nhấn mạnh quan điểm phải bảo vệ độc lập chủ quyền và có giải pháp đấu tranh bằng biện pháp hòa bình nhưng kiên quyết.
Ông Kim cho rằng, cần lựa chọn đấu tranh bằng phương pháp ngoại giao, tận dụng sự ủng hộ của quốc tế và nhân dân trong nước.
“Chỉ hai từ căng thẳng, phức tạp thôi thì chưa đủ khái quát những gì đang diễn ra ở Biển Đông. Chúng ta cần thể hiện được thái độ, giải pháp trong vấn đề này. Thái độ ở đây là thái độ của nhân dân vì MTTQ Việt Nam đại diện cho ý chí của người dân”, ông Kim phân tích.
Theo ông Kim, trước đây, trong nhiều văn bản có đề cập đến tình hình Biển Đông đều nêu nhận định tình hình phức tạp nhưng diến biến đến thời điểm này thực sự đã khác. Ông nhấn mạnh: “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã nói rồi, rõ ràng Trung Quốc đã có hành vi xâm lấn khi nhóm tàu của nước này hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 7”.
Chia sẻ với ý kiến của ông Vũ Trọng Kim về vấn đề chủ quyền biển đảo, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai giải thích, dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội đề cập đến tình hình Biển Đông là nêu những dự báo dài hơi. Theo bà Mai, những sự kiện đang diễn ra ở Biển Đông, không chỉ ông Vũ Trọng Kim mà nhân dân cũng đều rất quan tâm nhưng nội dung viết trong báo cáo không chỉ cho thời điểm này mà là viết cho cả nhiệm kỳ, phải có cách thể hiện phù hợp.
PetroTimes (Theo Dân trí)

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.