Trạng thái "bình thường mới" vẫn cần thêm các biện pháp y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo các chuyên gia tiêm chủng sẽ là chìa khóa để sống chung với COVID-19 trong tương lai, trong đó các loại vaccine mạnh mẽ, hiệu quả hơn nhờ tiến bộ khoa học sẽ là vũ khí hữu hiệu nhất.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mexico City, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mexico City, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật báo lớn nhất Mexico El Universal ngày 27/3 đã tổng hợp ý kiến một số chuyên gia Mỹ Latinh đồng tình rằng trong trạng thái “bình thường mới,” khu vực này vẫn không nên từ bỏ các biện pháp phòng ngừa COVID-19, cảnh giác trước các biến thể mới và tăng cường nỗ lực tiêm chủng cho người dân.
Sau hơn 2 năm kể từ khi trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên tại Mỹ Latinh và Caribe được xác nhận ngày 25/2/2020 ở Brazil, khu vực này đang tìm cách chuyển sang trạng thái bình thường mới, với việc đẩy nhanh khôi phục kinh tế, song đứng trước nguy cơ là việc hạn chế các biện pháp an ninh y tế xuống mức tối thiểu có thể dẫn đến thất bại trong cuộc khủng hoảng y tế “trăm năm có một” ở cấp độ toàn cầu do đại dịch gây ra.
Thực tế là dịch COVID-19 vẫn đang tồn tại và sẽ tiếp diễn trong năm nay, có thể với cường độ yếu hơn.
Trong khi đó, nỗ lực tiêm chủng ít nhất 3 mũi vaccine cho người dân đạt tiến triển không đồng đều giữa các quốc gia trong khu vực.
Các chuyên gia được El Universal phỏng vấn nhất trí rằng giải pháp lý tưởng nhất là phát huy những kinh nghiệm thu được trong đại dịch mà không áp đặt quy định bắt buộc, chẳng hạn như duy trì việc đeo khẩu trang toàn bộ tại một số địa điểm.
Mục tiêu của biện pháp này là mô phỏng các cộng đồng đã quen sử dụng khẩu trang ngay cả trước khi đại dịch bùng nổ để chống ô nhiễm môi trường và ngăn ngừa bệnh hô hấp.
Một biện pháp khác cần duy trì là rửa tay, một phương pháp đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới trong 27 tháng qua.
Các chuyên gia cũng nhận định virus SARS-CoV-2 sẽ không biến mất mà trở thành bệnh dịch không thường xuyên hoặc theo mùa.
Do đó, tiêm chủng sẽ là chìa khóa để sống chung với COVID-19 trong tương lai, trong đó các loại vaccine mạnh mẽ, hiệu quả hơn nhờ tiến bộ khoa học sẽ là vũ khí hữu hiệu nhất.
Từ trường Y khoa thuộc Đại học Hispano-America ở Costa Rica, nhà dịch tễ học Ronald Evans nhận định điều tồi tệ nhất đã qua, đại dịch đang bị đẩy lùi, ít nhất là tại quốc gia Trung Mỹ này.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng cuộc sống chưa thể quay trở lại như trước đại dịch, trong thời kỳ “bình thường mới” vẫn phải duy trì các quy tắc như đối với các bệnh đặc hữu, chẳng hạn như cúm mùa, tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người già, bệnh nhân ức chế miễn dịch và nhân viên y tế.
Ông Evans cũng cho rằng cần phải chờ đợi và duy trì cảnh giác trước nguy cơ xuất hiện thêm biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Trước đó, ngày 16/3 vừa qua Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đã khuyến nghị châu Mỹ tập trung vào tiêm chủng để bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương nhất, trong bối cảnh các ca bệnh gia tăng ở các khu vực khác.
Theo PAHO, mặc dù nhiều nơi ở Tây Bán cầu đã đạt tỉ lệ tiêm chủng trên 70%, vẫn có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa bao phủ được một nửa dân số.
Giám đốc PAHO Carissa Etienne cho rằng còn quá sớm để giảm bớt sự cảnh giác, đồng thời cảnh báo nếu nới lỏng các biện pháp không đúng thời điểm, dịch bệnh sẽ tăng vọt đến mức nguy hiểm, cướp đi nhiều sinh mạng hơn.
Theo Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.