Trang phục, đạo cụ văn nghệ thời gian khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày nay, chúng ta có cả một hệ thống các cửa hàng phục vụ trang phục, đạo cụ cho các hoạt động văn hóa, du lịch, muốn gì cũng sẵn. Nhưng từ thập niên 80 trở về trước thì tất cả đều tự túc. Vì thế mà có nhiều chuyện rất vui.
Một tiết mục biểu diễn của ca sĩ Ái Vân (phải) và Phương Thư hơn 30 năm trước - Ảnh: T.L/TNO

Một tiết mục biểu diễn của ca sĩ Ái Vân (phải) và Phương Thư hơn 30 năm trước - Ảnh: T.L/TNO

Dường như ở thời buổi khó khăn ấy, cái gì người ta cũng quý. Không chỉ là mảnh vải, tấm áo, ký gạo, mớ rau... trọng nghĩa, trọng tình mà tất cả những gì làm phong phú thêm đời sống tinh thần như quyển sách hay, bài hát mới… đều được trân trọng, nâng niu.

Và, như để bù đắp cho cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, ngày ấy, hoạt động văn nghệ quần chúng diễn ra ở mọi nơi, mọi cấp độ: từ trường học đến nông trường, nhà máy; từ buôn làng đến xã, huyện, tỉnh. Sôi nổi nhất là vào những dịp kỷ niệm như ngày thành lập Đảng, sinh nhật Bác, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày Quốc khánh...

Ban ngày, mọi người bận học, bận làm. Ban đêm, tiếng í ới gọi nhau đi tập văn nghệ rộn lên, cùng tiếng chó sủa, tiếng đuốc lồ ô cháy tí tách, ánh sáng bập bùng náo nhiệt cả đường làng, ngõ xóm, góc phố. Đám trẻ con như chúng tôi, luôn bị cha mẹ răn đe: “Cứ văn nghệ văn gừng cho lắm vào, mà học hành không ra gì thì liệu hồn!”.

Văn nghệ thời ấy, bên cạnh việc hát, múa các bài đã nổi tiếng của các nhạc sĩ, biên đạo chuyên nghiệp, thì không thể thiếu những tiết mục tự biên tự diễn. Hầu như ở nơi nào cũng có những biên đạo, biên kịch… nghiệp dư nổi tiếng cả một vùng, một làng, một nông trường, một khu phố. Kịch thời ấy không chỉ có kịch nói, mà còn cả chèo, cải lương; hát cũng không chỉ là ca nhạc mà còn có cả vọng cổ; múa thì đủ sắc thái vùng miền.

Vì vậy, trang phục, đạo cụ cũng phải thật phong phú mới đáp ứng được thị hiếu. Ví dụ, muốn hát “Trước ngày hội bắn” thì ngoài bộ trang phục của chàng trai, cô gái vùng cao, còn phải đẽo thêm súng gỗ; hát “Bài ca thống nhất” thì phải có áo bà ba, nón để múa phụ họa; múa “Chàm Rông” thì phải có váy áo gần giống Champa, quạt đỏ, quạt xanh; “Múa sạp” phải có những thanh tre được quấn giấy màu… còn trang phục, đạo cụ cho các vở kịch tự biên thì không biết đâu mà kể.

Nhiệm vụ khó nhất của một đội văn nghệ không phải là việc tìm một bài hát, sáng tác một vở kịch cho hợp với chủ đề, một bài múa, hay luyện tập…, mà là làm sao để có trang phục, đạo cụ phù hợp cho từng tiết mục, thật nổi dưới ánh sáng sân khấu.

Gần đến ngày diễn, đội trưởng và các thành viên phải vận hết công lực, lục tung trong trí nhớ xem nhà nào có gì để mượn, kiểu như: “Em biết nhà ông A có bộ quần áo công an, nhưng ông này khó lắm, may ra anh H. đến thì ông ấy mới cho mượn”. “Tôi biết nhà ông B. có bộ bà ba mới”. “Chị biết nhà ông C. có bộ đồ bộ đội”. “Cái N. vừa được mẹ mua cho cái váy giống công chúa lắm”…

Sau khi mượn về, lại phải thử xem cái nào vừa với ai, cái nào phải bóp vào, cái nào phải lên lai.

Bên cạnh những thứ có thể mượn, còn những gì không có sẵn trong đời sống hàng ngày thì phải nghĩ cách mà làm. Mất công nhất, nhưng cũng vui nhất là việc làm (chứ không phải may) váy, áo của các dân tộc thiểu số (thường là của đồng bào Jrai, Bahnar, Ê Đê, Thái, Mông)...

Nhưng để có thể làm ra váy, thì nguyên vật liệu đầu tiên cần đến cũng là những thứ không thể mua được lúc ấy, mà phải huy động từ gia đình các “diễn viên”, phải mượn, bởi nó là những tấm khăn vuông, những mảnh vải mới... không sẵn ngoài thị trường. Sau khi mượn về, khăn được khâu (tay) hai mép cho kín lại, phía trên khâu chỗ luồn dây thun.

Vất vả nhất là công đoạn dùng giấy thủ công xanh, đỏ, tím, vàng để cắt dải, cắt hoa, tạo họa tiết dán lên váy áo cho màu mè, bắt mắt. Công đoạn này cũng đòi hỏi phải thật khéo tay, chứ xong việc, để lại dấu tích trên các “tài sản” của người ta là lại mất công đùn đẩy nhau đi trả. Lo xong trang phục thì đến đạo cụ.

Những thứ có thể mượn được như quang gánh, cối chày… thì mượn về rồi trang trí lên. Những thứ không thể có để mượn như khẩu súng, cây kiếm… thì phải phân công nhau tự đẽo, tự gọt.

Kể ra như thế để thấy, có được một tiết mục văn nghệ trình diễn trong 3-5 phút, các đội văn nghệ thời ấy phải vận rất nhiều “trí lực”. Những đêm văn nghệ một thời cũng rộn ràng chẳng kém gì hội làng. Các gia đình nấu cơm sớm, đám trẻ con cũng phải đi sớm để giành chỗ ngồi tốt. Mỗi tiết mục diễn xong, diễn viên đi xuống trong tiếng vỗ tay ào ào, tiếng cổ vũ không dứt.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.