Văn nghệ quần chúng ở Gia Lai những năm đầu sau giải phóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi chứng kiến phong trào văn hóa-văn nghệ, đặc biệt là dân vũ phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia, tôi lại nhớ về phong trào văn nghệ quần chúng ở Gia Lai những năm đầu sau giải phóng.

Ngày ấy, cơ sở vật chất, kỹ thuật trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật của tỉnh Gia Lai-Kon Tum hầu như không có gì. Rất ít gia đình có các phương tiện nghe nhìn như radio, ti vi. Đã thế, việc tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam gặp nhiều khó khăn, sóng của Đài Truyền hình Sài Gòn và Đài Truyền hình Quy Nhơn cũng chưa phủ đến Gia Lai-Kon Tum.

Tiết mục khai từ "Rừng hát" của đội tuyên truyền lưu động tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tiết mục khai từ "Rừng hát" của đội tuyên truyền lưu động tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Vì vậy, văn nghệ quần chúng không chỉ là nhu cầu được tự trình diễn, được xem nghệ thuật của nhiều người, mà còn là kênh quan trọng trong việc chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân, mang lại giá trị tinh thần cho cán bộ và quần chúng nhân dân toàn tỉnh.

Năm 1976, theo thống kê, toàn tỉnh có 187 tổ, đội văn nghệ nghiệp dư với 394 diễn viên trong các cơ quan, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, công-nông-lâm trường; 73 đội văn nghệ với 1.605 diễn viên ở các xã, phường và khu định canh; 286 tổ với 2.435 người tham gia ở các khối phố, thôn, làng.

Chỉ riêng năm này, lực lượng văn nghệ quần chúng đã tổ chức 984 đêm diễn, thu hút hơn 2 triệu lượt người xem. Phần lớn là những tiết mục tự biên tự diễn, với đầy đủ các loại hình như: ca múa nhạc, cồng chiêng, tuồng, cải lương, xiếc, kịch ngắn… bước đầu tạo được phong trào trong quần chúng nhân dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu định canh, vùng kinh tế mới, nông-lâm trường, công trường.

Ban ngày bận đi học, đi làm, việc luyện tập văn nghệ chủ yếu diễn ra vào buổi tối. Bất kể mùa khô hay mùa mưa, cứ gần đến các ngày kỷ niệm thì tiếng í ới rủ nhau đi tập văn nghệ, cùng những bó đuốc soi đường lại xôn xao cả một vùng quê.

Những đội văn nghệ có hoạt động nổi bật trong giai đoạn này có thể kể đến như: xã Ia Ka, B13, B14 (huyện Chư Păh); Ya Ma, Tú An, Sró (huyện An Khê); Ngọc Tu (huyện Đak Tô); Ia Pếch, Ia Phìn (huyện Chư Prông); Đăk Môn (huyện Đăk Glei).

Đến nay, nhiều người còn nhớ các đội văn nghệ nòng cốt, có vai trò không thua kém nhiều so với các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp ở giai đoạn này như: Ngân hàng, Ty Thương nghiệp, Ty Thủy lợi, Nông trường Bàu Cạn, Nông trường Biển Hồ... Các địa phương có phong trào văn nghệ quần chúng mạnh là huyện An Khê, Kon Plông, thị xã Kon Tum.

Để thúc đẩy phong trào cho văn nghệ quần chúng và tạo sân chơi cho các diễn viên không chuyên, hàng năm, tỉnh đều tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng ở cả 3 cấp. Hội diễn văn nghệ nghiệp dư công nhân viên chức lần thứ nhất do Ty Văn hóa-Thông tin phối hợp với Liên hiệp Công đoàn tỉnh tổ chức vào tháng 3-1978 đã để lại ấn tượng tốt đẹp với cả một thế hệ.

Tham gia liên hoan có 15 đơn vị, trên 400 diễn viên, 200 tiết mục. Trong số này, có 50% tiết mục tự biên tự diễn. Vì vậy, ở mỗi địa phương, đơn vị cũng xuất hiện những người viết kịch bản không chuyên, biên đạo múa không chuyên... nổi tiếng ngay tại địa bàn. Đây là hoạt động để chuẩn bị cho Nhạc hội toàn tỉnh lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 3-1979.

Năm 1982, nhân dịp chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (họp từ ngày 27 đến 31-3-1982), tỉnh đã tổ chức Liên hoan ca múa nhạc dân gian toàn tỉnh lần thứ nhất, diễn ra trong 3 ngày (từ 26 đến 28-7). Có lẽ đây là cuộc biểu dương lực lượng văn nghệ quần chúng người dân tộc thiểu số, với sự tham gia của 348 nghệ nhân ở 11 huyện, thị xã. Chiếm một nửa trong tổng số người tham gia hoạt động trình diễn nằm ở độ tuổi từ 50 trở lên.

Bên cạnh đó, cũng có những diễn viên nghiệp dư mới chỉ 14, 15 tuổi. Lúc chúng tôi về công tác tại Ty Văn hóa-Thông tin, còn được nghe những câu chuyện ấn tượng như: cụ Brin (95 tuổi, ở xã Mang Đut), cụ Nang (98 tuổi, ở xã Mang Cành, huyện Kon Plông)… cùng đội của mình phải đi bộ 2-3 ngày đường, từ làng đến huyện, để được đưa lên tỉnh tham gia liên hoan.

Cũng từ liên hoan này, nhiều tư liệu quý đã được ghi chép, bổ sung vào kho tàng văn hóa dân gian được tích cực nghiên cứu, sưu tầm ở những giai đoạn sau này.

10 năm sau giải phóng, có 7 cuộc hội diễn văn nghệ quần chúng đã được tỉnh tổ chức. Điều đó chứng tỏ hoạt động văn hóa và nghệ thuật quần chúng của tỉnh trong giai đoạn này phát triển mạnh. Những hoạt động này đã góp phần xóa “xã trắng” về hoạt động văn nghệ, đưa mức hưởng thụ văn nghệ quần chúng ở vùng nông thôn của tỉnh là 2 lần/năm và vùng thị xã, thị trấn là 3,5 lần/năm.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...