Tràn lan tour du lịch mạo hiểm tự phát: Nhiều rủi ro rình rập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Du lịch mạo hiểm tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều khách tham gia, đặc biệt là giới trẻ và người nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn trong các tour mạo hiểm “chui”.

Việc này dấy lên lời cảnh báo cho các tour du lịch mạo hiểm tự phát đang nở rộ.

Nở rộ dịch vụ du lịch mạo hiểm tự phát

Du lịch mạo hiểm được hiểu theo hai hình thức: Một là du lịch có tính chất mạo hiểm (soft adventures) gồm các hoạt động như đi bộ, leo núi (trekking), dã ngoại, đi xe đạp, mô tô địa hình trên núi hiểm trở...; hai là du lịch mạo hiểm (hard adventures) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, rủi ro cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng như thám hiểm hang động, lặn, lướt sóng, đu dây mạo hiểm, nhảy dù...

Lý do khiến rất nhiều người chuộng loại hình du lịch này chính là sự kết hợp giữa thỏa mãn nhu cầu khám phá giới hạn bản thân, thử thách chính mình và trải nghiệm văn hóa bản địa, chinh phục thiên nhiên. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một công ty chuyên về tổ chúc tour du lịch mạo hiểm, khám phá mạo hiểm là rất khó, nếu có, chi phí tour cũng khá cao. Chính vì điều này, nhiều người lựa chọn lên mạng tìm kiếm các tour du lịch mạo hiểm tự phát do một nhóm người hay một cá nhân đứng ra tổ chức. Chỉ cần lên mạng gõ từ khóa “phượt” hoặc “trekking”, sẽ cho ra nhiều thông tin những nhóm hoặc cá nhân tổ chức tour mạo hiểm.

Hiện trường vụ tai nạn khiến 4 khách du lịch người Hàn Quốc tử vong.

Hiện trường vụ tai nạn khiến 4 khách du lịch người Hàn Quốc tử vong.

Anh Lê Tuấn Hùng (huyện Ba Vì, Hà Nội), một người đam mê du lịch mạo hiểm cho hay: “Bây giờ hội nhóm đam mê du lịch mạo hiểm rất nhiều, chỉ cần lên mạng là hoàn toàn có thể tìm được. Nếu như không có bạn bè đi cùng, họ sẽ ghép mình cùng với các thành viên khác. Vừa rồi, tôi và một người bạn đam mê chụp ảnh có đăng ký về thác K50 (gọi là hang Én) trong rừng già thuộc Khu bảo tồn Kon Chư Răng, giữa Gia Lai và Bình Định. Để chinh phục hang Én, khách phải trèo đèo lội suối bởi giữa rừng chỉ có những con đường mòn len lỏi trong lá cây rậm rạp, lội qua các dòng suối hoặc dốc đá cao hiểm trở. Đây là một trong những cung trekking thu hút không chỉ giới nhiếp ảnh mà còn là điểm đến của nhiều người thích khám phá thiên nhiên kèm mạo hiểm. Cũng vì thế, nhiều nhóm, cá nhân đứng ra tổ chức tour theo hình thức tự phát”.

Qua tìm hiểu của phóng viên, hành trình khám phá hang Én (2 ngày, 1 đêm), khởi hành từ TP Hồ Chí Minh bằng xe giường nằm đến huyện K’Bang. Sau đó, di chuyển bằng xe trung chuyển vào khu bảo tồn Kon Chư Răng trước khi trekking khoảng 15 km để đến thác K50.

Chia sẻ trên nhóm “Khám phá vùng đất mới”, anh N.V.A cho biết, tour này có giá 3,350 triệu đồng/khách. Mức giá đó đã bao gồm chi phí các bữa ăn, vé xe giường nằm khứ hồi TP Hồ Chí Minh - K’Bang, có bao gồm bữa ăn chiều tại trạm dừng nghỉ. “Ngày 27 - 28/6 sẽ có lịch khởi hành. Nếu đi, khách điền thông tin vào phiếu đăng ký và thanh toán 100% chi phí qua tài khoản ngân hàng”, anh N.V.A cho biết.

Trong khi đó, có những cá nhân quảng cáo cũng tour này với giá lại 2,9 triệu đồng/khách, đón tại TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh việc báo giá, những người này không quên tư vấn những vật dụng thiết yếu cho chuyến trekking như lều, túi ngủ và đồ ăn... đều được nhóm tổ chức chuẩn bị sẵn. Mỗi khách chỉ cần mang theo các vật dụng cá nhân như giày thể thao, áo mưa, dép, nón, áo ấm, quần áo tắm, đồ ăn vặt dọc đường.

Hay, trên nhóm “Trải nghiệm Tây Bắc”, thu hút hàng chục nghìn thành viên cũng khá nổi tiếng trong giới du lịch mạo hiểm. Tại đây rất nhiều người đăng tải các tour trekking, phượt mạo hiểm những cung đường nổi tiếng ở Tây Bắc như, khám phá Bạch Mộc Lương Tử (nằm giữa xã Sin Suối Hồ, Lai Châu và xã Sàng Ma Sáo, Lào Cai), chinh phục Nam Kang To Tao (thuộc địa phận bản Thào A, Lai Châu), săn mây ở Tà Chì Nhù (huyện Trạm Tấu, Yên Bái)... Tại đây, những người đứng ra tổ chức chuyến đi đều đưa ra giá cụ thể, những tư vấn cho khách, đồng thời không quên dặn dò người du lịch phải có những kỹ năng cơ bản về lái xe, leo núi và bơi...

Có thể thấy, những nhóm này đều hoạt động dựa trên kinh nghiệm cá nhân hoặc các thành viên chứ không phải đơn vị tổ chức tour chuyên nghiệp. Khi phóng viên hỏi về hợp đồng tour hoặc bảo hiểm du lịch, tất cả đều không có. Nghĩa là nếu không may gặp sự cố nguy hại đến sức khỏe, khách sẽ phải tự chịu trách nhiệm, điển hình như trường hợp của một thành viên tham gia nhóm trekking cung thác K50 trong tháng 6. Do trời mưa, đường trơn trượt khó đi, người này đã bị ngã. “Chỉ một chút xíu nữa là mình rơi xuống vực. May mắn, mình chỉ bị trầy xước ngoài da chứ không nguy hiểm đến tính mạng”, một thành viên trong nhóm “Khám phá vùng đất mới” tiết lộ.

Tour trekking là sản phẩm đặc thù nên người hướng dẫn bắt buộc phải học qua những lớp kỹ năng về sơ cứu, cứu nạn và kinh nghiệm xử lý tình huống trong trường hợp khách không may gặp tai nạn.

Tour trekking là sản phẩm đặc thù nên người hướng dẫn bắt buộc phải học qua những lớp kỹ năng về sơ cứu, cứu nạn và kinh nghiệm xử lý tình huống trong trường hợp khách không may gặp tai nạn.

Rủi ro rình rập

Việc các tour du lịch mạo hiểm tự phát ngày càng có xu hướng phát triển đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc. Thực tế, thời gian vừa qua liên tục xảy ra các vụ việc đau lòng đối với những du khách đi tour du lịch mạo hiểm không được cấp phép.

Theo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Đắk Lắk), những năm gần đây, hình thức du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên đang là xu hướng rất được ưa chuộng, đặc biệt là đối với giới trẻ và những người muốn thử thách bản thân. Bên cạnh những trải nghiệm thú vị từ những vùng đất mới, loại hình du lịch mạo hiểm tự phát tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và nguy cơ tai nạn cho người tham gia. Lực lượng chức năng cảnh báo người dân cần cẩn trọng và lựa chọn các tuyến du lịch mạo hiểm được cấp phép khai thác nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn.

Cụ thể, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từng tìm kiếm một thi thể tại suối Xanh trong Tiểu khu 1209 của Vườn quốc gia Chư Yang Sin (thuộc xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông). Nạn nhân tử vong trong quá trình đi du lịch mạo hiểm cùng nhóm bạn.

Cụ thể, ngày 11/3/2023, nạn nhân là anh N.T.Q (sinh năm 1996, tỉnh Thanh Hóa, làm việc tại TP Hồ Chí Minh) cùng một nhóm 7 người từ TP Hồ Chí Minh đến Đắk Lắk du lịch, tự tổ chức leo núi dã ngoại tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin. Đến khoảng 9 giờ cùng ngày, anh Q xuống rửa tay bên cạnh bờ suối và không may bị trượt chân rơi xuống dòng nước. Do không biết bơi, cùng với dòng nước chảy xiết, anh Q đã bị kéo ra xa bờ. Mọi người đã cố gắng cứu anh nhưng không thành công, sau đó, đã báo lực lượng chức năng hỗ trợ.

Do vị trí xảy ra tai nạn xa khu dân cư, không có sóng điện thoại nên quá trình báo tin mất nhiều thời gian. Cùng với đó, đây là khu vực có địa hình rừng núi hiểm trở, đường vào nhỏ hẹp, các lực lượng cứu nạn, cứu hộ khó khăn khi triển khai tìm kiếm nạn nhân. Đến 15 giờ cùng ngày, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã đưa được thi thể nạn nhân lên bờ, bàn giao cho cơ quan chức năng.

Địa điểm anh N.T.Q tử vong khi tham gia tour mạo hiểm cùng nhóm bạn.

Địa điểm anh N.T.Q tử vong khi tham gia tour mạo hiểm cùng nhóm bạn.

Ngày 24/10/2023, nhân viên lái xe của Khu du lịch làng Cù Lần (Lâm Đồng) chở khách du lịch trải nghiệm dọc suối, bất ngờ bị lũ quét cuốn trôi. Thời điểm đó, xe có 5 người, gồm 4 du khách Hàn Quốc (2 nam, 2 nữ) và lái xe người Việt Nam. Khi xảy ra tai nạn, lái xe và một nam du khách thoát ra ngoài, bị thương. Tuy nhiên, nam du khách đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Lái xe người Việt Nam bị thương nhẹ. 3 du khách còn lại bị lũ cuốn trôi và tử vong.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đề nghị Công ty TNHH GBQ tạm ngưng tất cả hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ tại Khu du lịch làng Cù Lần và tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân, đồng thời khắc phục hậu quả vụ tai nạn; chỉ tổ chức kinh doanh các hoạt động du lịch, dịch vụ trở lại khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đảm bảo an toàn tính mạng của du khách, phòng chống thiên tai lũ lụt và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nói về vấn đề này, ông Lê Lưu Dũng, Giám đốc Jungle Boss, đơn vị chuyên tổ chức các tour mạo hiểm, nhận định một trong những yêu cầu bắt buộc khi dẫn tour mạo hiểm là người dẫn đoàn phải có thẻ hướng dẫn viên, đang làm việc cho một đơn vị được phép hoạt động du lịch.

Cũng theo ông Dũng, tour trekking là sản phẩm đặc thù nên người hướng dẫn bắt buộc phải học qua những lớp kỹ năng về sơ cứu, cứu hộ và kinh nghiệm xử lý tình huống trong trường hợp khách không may gặp tai nạn. Các lớp kỹ năng này đều phải được học một cách bài bản chứ không chỉ đơn thuần dựa vào kinh nghiệm đi rừng. "Đi trekking cũng cần có kỹ năng vượt thác. Trong trường hợp có những cung đường, hành trình buộc phải vượt suối thì hướng dẫn viên cũng phải biết cách vượt qua như thế nào. Ví dụ như bước đi chếch bao nhiêu độ so với dòng nước đang chảy để bảo đảm an toàn", ông Dũng nói thêm.

Bên cạnh những trải nghiệm thú vị từ những vùng đất mới, loại hình du lịch mạo hiểm tự phát tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và nguy cơ tai nạn cho người tham gia. Lực lượng chức năng cảnh báo người dân cần cẩn trọng và lựa chọn các tuyến du lịch mạo hiểm được cấp phép khai thác nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn.

Theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch bao gồm một số hoạt động như bay dù lượn, khinh khí cầu, nhảy dù, đu dây mạo hiểm hành trình trên cao, chèo thuyền vượt ghềnh thác, thám hiểm hang động...

Khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách, doanh nghiệp cần cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan, cần chủ động phương án cứu hộ, cứu nạn, bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch. Tuy nhiên, nhiều hoạt động du lịch mạo hiểm chưa có sự giám sát kỹ lưỡng, dẫn đến tai nạn.

Đối với xe địa hình, đòi hỏi 2 yếu tố là hạ tầng giao thông và con người. Khi đưa xe vào khai thác tour du lịch mạo hiểm, đơn vị quản lý cần đảm bảo xe đúng tiêu chuẩn và kiểm tra, bảo dưỡng hằng ngày. Hạ tầng giao thông cho tour du lịch mạo hiểm cũng cần đặt lên hàng đầu, bởi đường đi cho loại tour này là rừng núi, đồi dốc quanh co rất nguy hiểm. Đơn vị khai thác tour du lịch cần cắm các biển báo tốc độ, khu vực ôm cua, hoặc nơi có nguy cơ bị ngập, sạt lở... Điều này rất quan trọng để lái xe và du khách thận trọng khi di chuyển qua đây. Với đội ngũ lái xe địa hình, ngoài việc có giấy phép theo quy định, còn phải được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về kỹ năng thoát hiểm, cứu hộ do ngành Công an, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương tổ chức...

Có thể bạn quan tâm

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.

Thanh âm báu vật nghìn năm

Thanh âm báu vật nghìn năm

Già làng cầm viên đá nhỏ bằng nắm tay gõ vào các thanh đá bỗng phát ra âm thanh trong trẻo như tiếng suối chảy, trầm hùng của núi rừng. Bà con người dân tộc M’nông vẫn thường dừng chân bên suối và kể cho con cháu nghe về huyền thoại của dòng suối cũng như sự xuất hiện của những bộ đàn đá cổ.