Trần Bắc Hà bị gọi tên, vợ con rút lui khỏi 'đế chế' ngàn tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thế lực của ông Trần Bắc Hà, nguyên chủ tịch BIDV là tâm điểm chú ý tuần qua. Cùng với đó, là diễn biến nghẹt thở của thương vụ mua bản quyền World Cup bất ngờ khi một đại gia lớn đã xuống tiền 5 triệu USD.
5 triệu USD mua bản quyền World Cup
Gần tới phút chót, một tập đoàn trong nước đã tài trợ 5 triệu USD để VTV có thêm kinh phí mua bản quyền World Cup. Đây là tin không thể vui hơn với những người hâm mộ bóng đá Việt Nam, khi tất cả đều đang hướng về giải đấu lớn nhất thế giới sắp diễn ra ngày 14/6 tới tại Nga.
Số tiền trên được tập đoàn này tài trợ mà không nhận lại bất kỳ quyền lợi nào. Ngoài ra, họ còn bỏ thêm 1 triệu USD để mua quảng cáo dịp World Cup.
Việt Nam là quốc gia và vùng lãnh thổ cuối cùng trên thế giới chưa chắc mua được bản quyền truyền hình World Cup 2018. Trước đó, VTV cho biết sẽ không cố gắng mua bằng được bản quyền World Cup vì giá mà đơn vị chào bán ra là rất cao.
Trần Bắc Hà sếp ngân hàng quyền lực
Trong 35 năm làm việc tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BID), ông Trần Bắc Hà giữ vị trí chủ tịch HĐQT gần 9 năm. Trước đó, ông có thời gian dài gắn bó với BIDV từ lãnh đạo chi nhánh lên đến Tổng giám đốc.
Ông Trần Bắc Hà được xem là người quyền lực nhất ở BIDV trong một thời gian dài và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của BIDV - một trong 4 ngân hàng có nguồn gốc quốc doanh có ảnh hưởng lớn trên thị trường tài chính.
 
Trong thời gian ngồi ghế nóng BIDV, đã 2 lần có tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Trong một kết luận cuối tháng 5/2018, ông Trần Bắc Hà bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận có những vi phạm rất nghiêm trọng và đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Trong đó có sai phạm trong việc cho vay 4.700 tỷ đồng cho 12 công ty của Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Gia đình sếp Techcombank mất 7.000 tỷ đồng sau 3 ngày
Đà giảm mạnh của TCB cũng khiến cho gia đình ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT mất hàng nghìn tỷ đồng tài sản. Tổng cộng gia đình chủ tịch nhà băng đang nắm giữ tới 198,46 triệu cổ phiếu TCB (hơn 17% vốn). Tính theo giá thị trường, gia đình ông Hùng Anh đã mất hơn 7.100 tỷ tài sản, do đà sụt giảm của TCB trong 3 ngày vừa qua.
Cá nhân ông Hồ Hùng Anh chỉ nắm giữ hơn 13,1 triệu cổ phiếu (1,29% vốn) ngân hàng. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (mẹ) và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (vợ), mỗi người đang nắm hơn 58 triệu cổ phiếu; em gái Nguyễn Hương Liên nắm giữ hơn 38,2 triệu và con trai Hồ Anh Minh sở hữu hơn 31 triệu cổ phiếu.
Hiện, lượng cổ phiếu gia đình đại gia này sở hữu có giá thị trường vào khoảng 18.200 tỷ.
 
Vua cá' Hùng Vương lỗ mỗi ngày khoảng 9 tỷ đồng
Mặc dù đã nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí nhưng doanh thu của "vua cá tra" liên tục giảm khiến kết quả kinh doanh trong quý II lỗ ròng 78 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt âm 233 tỷ đồng và âm 272 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế 6 tháng lên 265 tỷ đồng.
Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HVG cũng giải trình từ đây tới tháng 10 doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng, hiện một tháng phải gánh chi phí đầu tư dở dang trên 100 tỷ đồng.
Cổ phiếu HVG cũng đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt kể từ ngày 4/6 sau khi liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu HVG sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch, chỉ được phép giao dịch vào phiên chiều, theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Đại gia Hồ Huy tính làm chuyện lớn
CTCP Mai Linh Miền Trung (MNC) chốt danh sách cổ đông vào 29/6 để hủy niêm yết gần 9,3 triệu cổ phiếu trên sàn HNX để sáp nhập vào Tập đoàn Mai Linh - Mai Linh Group (MLG).
Trong vài năm gần đây, Tập đoàn Mai Linh của ông Hồ Huy gặp rất nhiều khó khăn vì những khoản nợ lớn, bao gồm cả nợ thuế và bảo hiểm xã hội. Ông Hồ Huy gần đây xin khoanh nợ, giãn nợ nhưng khó có thể được chấp nhận.
Cho tới cuối tháng 10/2017, Mai Linh nợ đọng các nghĩa vụ thuế, bảo hiểm 150 tỷ đồng và lãi chậm nộp khoảng 80 tỷ đồng. Mai Linh của ông Hồ Huy kiến nghị được miễn lãi phát sinh và được thực hiện trả gốc trong 20 năm.
 
Sản xuất bao cao su lần đầu báo lỗ
Công ty cổ phần Merufa, doanh nghiệp Việt duy nhất sản xuất bao cao su công bố phát sinh khoản lỗ 4,3 tỷ trước thuế. Doanh thu thuần chỉ đạt hơn 77 tỷ đồng, giảm 4 tỷ so với năm trước, lợi nhuận gộp chỉ đạt 14 tỷ đồng, giảm 22%.
Doanh thu hoạt động tài chính giảm 6 lần cùng với việc không còn phát sinh lợi nhuận khác từ hoạt động thanh lý tài sản. Cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp cũng thay đổi khi mảng kinh doanh truyền thống là bao cao su giảm mạnh. Kế hoạch trong 1-2 năm tới được doanh nghiệp đưa ra là bán bình quân 100 triệu bao cao su mỗi năm.
Merufa tiền thân là Xí nghiệp Cao su Y tế (thuộc Bộ Y tế), được xây dựng với sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc vào năm 1987. Đây cũng là doanh nghiệp Việt duy nhất sản xuất bao cao su cung ứng ra thị trường trong nước từ những năm đầu tiên với thương hiệu Happy.
Phi công Vietnam Airlines được tăng lương
Tổng công ty Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT về việc tăng lương cho các phi công, giáo viên bay của hãng. Đối với máy bay B787, từ 1/6, cơ trưởng sẽ được nhận mức lương từ 205-246 triệu đồng, còn cơ phó 124-150 đồng/tháng.
Với nhóm phi công lái A321, cơ trưởng sẽ được nhận 176-236 triệu đồng/tháng, cơ phó là 100-135 triệu/tháng. Còn phi công lái ATR, cơ trưởng sẽ được trả 156-186 triệu đồng/tháng, cơ phó là 75-91 triệu đồng/tháng.
Trước đó, các phi công cho rằng hàng tháng chỉ nhận được 50-60 triệu/tháng là khoản đã tạm trừ thuế thu nhập cá nhân.
Đến 1/6, Vietnam Airines đang giải quyết 33 đơn nghỉ việc của phi công. Hãng cũng dự kiến trong thời gian tới có khoảng 15-20 phi công nộp đơn. Mới đây, 16 phi công ký đơn gửi đơn kiến nghị vì cho rằng hãng hàng không quốc gia đang vi phạm Luật Lao động, môi trường làm việc không đảm bảo. Bên cạnh đó, mức lương đang thấp hơn so với các hãng khác.
Trong khi đó, hãng hàng không mới Bamboo Airways vừa duyệt bảng thu nhập dành cho phi công và mức lương bình quân tại đây sẽ đạt mức trên 200 triệu đồng/tháng, cao hơn 10% so với Vietjet Air. Mức chi trả của Bamboo Airways và Vietjet Air có thể xếp vào mức cao so với khu vực ASEAN.
Sếp gia nhập đội ngũ "cá mập"
Trong lần quay trở lại Shark Tank có sự tham gia góp mặt của những nhà đầu tư mới đến từ các đơn vị tên tuổi như: Shark Nguyễn Mạnh Dũng (Dzung Nguyễn) - Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam và Thái Lan; Shark Louis Nguyễn - Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Saigon Asset Management (SAM).
Shark Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông Intracom và Shark Đặng Hồng Anh - Phó Chủ tịch tập đoàn TTC, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Đầu tư DHA.
Các Shark quen thuộc gồm: Shark Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse; Shark Thái Vân Linh, Giám đốc Vận hành và Chiến lược Quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital; Shark Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT, CTCP Tập đoàn Thế kỷ Cengroup, Chủ tịch CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS Thế kỷ Ceninvest Shark và Shark Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT kiêm Người sáng lập CTCP Tập đoàn Egroup, Tổng Giám đốc CTCP Anh ngữ Apax.
Bảo Anh tổng hợp (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.